Nguyên nhân, theo tôi, là: khi hướng 1 và 3 di chuyển cùng lúc, hướng 1 rẽ trái cắt ngang hướng 3 đang đi thẳng, và ngược lại, hướng 3 rẽ trái cắt ngang hướng 1 đang đi thẳng, gây ùn ứ tại điểm giao cắt này (chưa tính đến va chạm khi rẽ trái giữa hướng 1 và 3 và ngược lại).
Khi đang ùn ứ, đèn hướng 2 và 4 báo di chuyển: tình huống cũng tương tự. Lượng xe đang ùn ứ của hướng 1 và 3 sẽ rất dễ dàng xảy ra kẹt xe. Hai tình huống trên xảy ra đối với giao lộ đông xe + giờ cao điểm sẽ không tránh khỏi kẹt xe nặng (hình 1).
Phóng to |
hình 1 |
Có thể sử dụng giải pháp chỉ cho phép di chuyển mỗi lần một hướng: hướng số 1 kết thúc sẽ đến hướng số 2, 3, 4... (5, 6 nếu là vòng xoay) theo chiều kim đồng hồ bằng việc lắp đặt đèn giao thông bốn pha (hình 2).
Phóng to |
hình 2 |
Với mô hình này, thời gian chờ không lâu hơn hoặc lâu hơn không đáng kể.
Ông Đậu An Phúc(trưởng phòng quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ Sở Giao thông vận tải TP.HCM): Chưa phù hợp Ý kiến lắp đặt đèn tín hiệu giao thông bốn pha đối với những ngã tư giao cắt đồng mức như ông Huy đề xuất rất chính xác về mặt lý thuyết, là biện pháp tổ chức giao thông lý tưởng trên lý thuyết và được thực hiện rất nhiều ở nước ngoài nhưng lại không phù hợp với thực tế giao thông của TP.HCM nói riêng và VN nói chung. Giao thông TP.HCM là “giao thông bàn cờ” có quá nhiều giao lộ, có những giao lộ chỉ cách nhau vài trăm mét. Nếu tổ chức đèn tín hiệu bốn pha, qua mỗi ngã tư người điều khiển phương tiện phải chờ 4-5 phút, trong khi hiện nay chỉ chờ đèn tín hiệu khoảng 45 giây mà lượng xe đậu chờ đã kéo dài qua giao lộ liền kề. Điều kiện để các nước lắp đặt đèn giao thông bốn pha là hạ tầng đường tốt, người tham gia giao thông chủ yếu đi ôtô nên ý thức chấp hành đèn tín hiệu tốt hơn. Hiện nay các giao lộ của TP.HCM chủ yếu là tổ chức đèn tín hiệu hai pha, một số giao lộ tổ chức hai pha lệch hoặc ba pha. Sở GTVT đang nghiên cứu dự án xây dựng trung tâm điều khiển giao thông để trình UBND TP xem xét. Khi có trung tâm này sẽ điều khiển đèn tín hiệu giao thông một cách linh hoạt theo mô hình “tổ chức giao thông làn sóng xanh” (khi giao lộ này đèn xanh, với tốc độ tính toán phương tiện đi tới giao lộ kế tiếp cũng sẽ gặp đèn xanh nên không phải chờ đợi), phù hợp với loại hình “giao thông bàn cờ” của TP. Ngoài ra, cũng có thể xây dựng các cầu vượt để giải quyết việc xung đột dòng xe rẽ trái tại các giao lộ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận