Phóng to |
Những bao rác vứt ở bờ sông quận 8 (TP.HCM) qua ống kính Michael Smith |
2 “Tôi đi vứt rác, năm phút nữa trở lại” - Thủy nói. Người mẹ hai con, dáng tròn trịa đi về phía cửa, hai tay cầm lên hai bịch rác để ở mé nhà. Thủy triều đang thấp, cô vứt cả hai bịch rác về phía bờ sông ở quận 4, nơi khi thủy triều lên sẽ mang rác đi. Thủy triều dâng, có người cầm thanh gậy dài đẩy bịch rác về phía con nước. Khi Thủy đang nói chuyện với người bán cà phê cạnh bờ sông, bịch rác lững lờ trôi qua.
3 Chiều đó tôi đi về hướng bờ sông Q.4 để uống cà phê. Tôi kê chiếc bàn nhựa dưới gốc cây dừa. “Chào anh. Khỏe không? Đừng ngồi đó. Mùi rác kinh lắm” - bà chủ quán cà phê nói. Chúng tôi đã trở thành bạn từ năm tháng nay và tôi thích gia đình nhỏ bé này. Tôi dịch chuyển chỗ ngồi và bà ấy hỏi tôi uống gì. “Ca phe sua nong” (cà phê sữa nóng) - tôi nói và mở túi nilông đựng “bot chien” (bột chiên), “Ngon quá”. Bà chủ cầm hai ly cà phê đến chỗ tôi.
Ăn xong, tôi cho ly nhựa vào túi cùng với đũa gỗ và cái thìa xanh bằng nhựa con con. Tôi hỏi bà chủ bỏ rác vào đâu, bà ấy nói tôi vứt xuống sông.
Tôi không biết từ “uncool” (xấu xa, không tốt) phải nói tiếng Việt thế nào, vì vậy tôi lắc đầu và đưa rác để bà ấy cho vào thùng. Nhưng bà ấy định đi vứt xuống sông. Tôi lắc đầu, lấy lại bịch rác cầm về nhà. Bà chủ quán cà phê và Thủy cười, nói điều gì đó với nhau mà tôi không hiểu. Khi trở về nhà, tôi cho rác vào thùng để bên cạnh lối lên xuống cầu thang máy.
4 Chứng kiến tận mắt cảnh tượng này khiến tôi bực bội. Không có bất kỳ lý do gì để biện minh cho hành động vứt rác xuống sông. Con sông đang chết vì tất cả chất thải mà chúng ta đổ xuống đó, mà đổ chất thải vẫn được chấp nhận, thậm chí nhiều cá nhân trong cộng đồng còn khuyến khích việc đó. Vứt rác xuống sông không khiến rác biến mất, chỉ làm dòng sông trở nên bẩn thỉu và hôi hám. Từ những người nghèo tới người rất giàu có, câu chuyện vứt rác thật giống nhau. Môi trường là thứ người ta quan tâm sau cùng.
Ở Úc vứt rác ra sông không chỉ vi phạm pháp luật mà còn không được xã hội chấp nhận. Người Úc coi những dòng sông, con nước, đại dương, bãi biển và những sinh vật như rùa, cá heo, cá voi là thiêng liêng. Ngày càng có nhiều người Úc hiểu được bao nhiêu rùa và cá heo đã chết chỉ vì nuốt phải túi nilông. Biển của Úc thu hút rất nhiều du khách, nếu biển đầy rác khách sẽ không tới nữa. Cảng Sydney và một số bờ biển nơi đây từng rất bẩn đến mức không ai có thể bơi được. Bây giờ vì không ai được phép làm ô nhiễm nguồn nước, bờ biển nơi đây xinh đẹp và sạch sẽ.
Tôi nghĩ chính quyền địa phương nên cung cấp cho mỗi hộ gia đình một thùng đựng rác. Những thùng đựng rác này là tài sản của Nhà nước. Mỗi người sẽ thấy không cần vứt rác cho khuất mắt nữa. Các thùng rác công cộng cũng cần thiết để người dân vứt rác vào đó, thay vì giúi vào góc nào đấy.
Đường thủy VN là một trong những nét hấp dẫn nhất của đất nước này, cũng như hải sản và đời sống sinh vật dưới biển. Thật xấu hổ khi nhìn thấy những điều tuyệt vời này đang không được tôn trọng. Có khó khăn gì đâu khi bỏ rác vào nơi phù hợp, đúng quy định.
Có thể được cải thiện Đa số ngôi nhà dọc theo kênh rạch được người lao động nghèo thuê lại. Ý thức bảo vệ môi trường còn thấp, phong cách sống ở nông thôn và thiếu sự kiểm tra nhắc nhở, chế tài từ cơ quan chức năng đã hình thành nơi họ thói quen vứt rác bừa bãi. Ở chỗ tôi, nếu chủ nhà trọ nào có trang bị thùng rác thì người ở trọ bỏ rác vào thùng, còn không họ vứt thẳng xuống kênh mặc dù mỗi tháng họ vẫn phải đóng tiền rác 10.000 đồng/hộ. Vì vậy, nếu được hỗ trợ mỗi nhà một thùng rác thì tình trạng vứt rác có thể được cải thiện. Bà Lê Thị Hiền (người dân sống gần Cầu Đỏ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) Xử phạt mới hiệu quả Trang bị thùng rác cũng chưa giải quyết triệt để tình trạng vứt rác xuống kênh. Bởi có khu nhà trọ dọc kênh mặc dù được trang bị thùng rác nhưng hiếm người bỏ vào vì ngại hôi và xa. Cách tốt nhất đối với họ là quẳng rác ra khỏi nhà một cách nhanh nhất. Tiện cho mình nhất mà lại không bị nhắc nhở, xử lý. Do đó, bên cạnh việc cung cấp thùng rác phù hợp thì phải tăng cường vận động và xử phạt mới mong đạt hiệu quả. Anh Nguyễn Mạnh Không (người dân sống gần cầu Chu Văn An, Bình Thạnh, TP.HCM) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận