13/06/2016 08:40 GMT+7

Sao có thể an tâm với thực phẩm chứa chất độc hại?

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC
PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC

TTO - Trong cuộc sống, có thể không bao giờ chúng ta được ăn thực phẩm hoàn toàn tinh khiết. Bởi trong môi trường và trong cách chế biến thực phẩm luôn làm cho thực phẩm bị nhiễm những tạp chất, thậm chí là những tạp chất rất độc hại cho sức khỏe con người.

Con người vẫn có thể sử dụng thực phẩm bị nhiễm tạp chất độc hại nếu các loại tạp chất độc hại đó không vượt qua “ngưỡng cho phép”. Thế nào là “ngưỡng cho phép”?

Hiện người ta đã phát hiện hầu hết các độc chất có thể xâm nhiễm con người. Cũng như tiến hành thử nghiệm trên súc vật, xác định liều gây độc trên cơ thể sống, để từ đó xác định “ngưỡng cho phép” độc chất nhiễm cho con người. Nếu độc chất có trong thực phẩm không vượt quá “ngưỡng cho phép”, con người vẫn có thể sử dụng thực phẩm đó.

Lấy ví dụ độc chất chì (Pb), ngay như dược phẩm là sản phẩm được bào chế, tức được chế biến đặc biệt, với tiêu chuẩn tinh khiết nghiêm ngặt vẫn có thể nhiễm chì, nhưng nếu chì không vượt qua “ngưỡng cho phép”, dược phẩm đó vẫn có thể dùng an toàn.

Thực phẩm cũng như thế, nhưng có đôi điều đáng bàn hơn. Đặc biệt là vụ tranh cãi về chuẩn phenol là độc chất gây vụ cá nhiễm độc ở Quảng Trị.

Phenol là một hóa chất dùng trong phòng thí nghiệm và là độc chất rất có hại nếu con người bị nhiễm vào cơ thể. Nếu cá đã nhiễm phenol thì có nghĩa, hoặc là do môi trường biển mà cá sinh sống trong đó đã bị ô nhiễm, hoặc do trong quá trình khi cá được đánh bắt và bảo quản người ta đã dùng những hóa chất có lẫn phenol.

Nếu cá đã bị nhiễm phenol vượt qua “ngưỡng cho phép” thì tình trạng quá nghiêm trọng, nhưng dù không vượt qua “ngưỡng cho phép” thì cũng cần cảnh báo, tìm cho ra nguyên nhân tại sao cá nhiễm độc chất, nhất là từ môi trường biển hiện nay là vấn đề bức xúc của người dân.

Ta cần biết hiện nay không phải tất cả các quốc gia đều có sự nhất trí hoàn toàn về danh sách các chất cấm dùng, danh sách các chất cho phép dùng và “ngưỡng cho phép” các chất có thể gây hại có trong thực phẩm.

Ở ta, thời gian qua đã xảy ra các vụ lùm xùm như vụ hàng tấn xúc xích ban đầu bị tịch thu do hàm lượng vượt phép, nhưng sau đó hồi kiểm thì vẫn trong “ngưỡng cho phép” của quốc tế.

Hay vụ nước giải khát có nhiễm chì, thì hàm lượng chì thế nào là được phép có trong thực phẩm? Rồi đến vụ cá nhiễm phenol ở Quảng Trị.

Các vụ việc trên cho thấy giữa các cơ quan quản lý nhà nước không có sự liên thông và nhất là không có sự thống nhất danh sách các chất cấm dùng, danh sách các chất cho phép dùng và “ngưỡng cho phép” các chất có thể gây hại.

Ví dụ, các loại hóa chất được Bộ Y tế cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe nhưng Bộ NN&PTNT có thể vẫn cho phép với hàm lượng cho phép. Hay vẫn chưa thống nhất, đã cấm thì khỏi nói hay vẫn nói đến “ngưỡng cho phép”.

Thiết nghĩ, các cơ quan quản lý chức năng cần ngồi lại với nhau để thống nhất những vấn đề nóng bỏng liên quan đến an toàn thực phẩm (cần thống nhất các tiêu chí dựa vào thông tin đáng tin cậy như dựa vào thông báo chính thức của WHO, FAO...).

Khi các cơ quan quản lý nhà nước ta còn lúng túng thì làm sao đòi hỏi người tiêu dùng “thông minh”, an tâm chọn được sản phẩm an toàn cho mình?

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp