23/10/2024 16:38 GMT+7

Sáng tạo là gì? 6 bước giúp phát triển tư duy sáng tạo trong công việc

Sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong công việc, có thể bạn không biết, bất kỳ ai cũng có thể rèn luyện để tư duy sáng tạo nếu biết chính xác sáng tạo là gì và ứng dụng nó để nâng cao hiệu suất công việc.

Sáng tạo là gì? Định nghĩa chính xác về sáng tạo

là gì? Sáng tạo là quá trình khám phá, phát triển, thực hiện những ý tưởng mới hoặc thực hiện chúng theo một cách mới lạ. Sáng tạo thường gắn liền với trí tưởng tượng, trí tuệ, khả năng thích nghi với ngoại cảnh cũng như gắn với tinh thần trách nhiệm.

Sáng tạo có thể xuất hiện ở bất kỳ lĩnh vực nào từ hội họa, y học, thương mại, kiến trúc, kĩ thuật cho tới xã hội, giáo dục.

Sáng tạo là gì?

Những đặc điểm của người có tư duy sáng tạo

Có trí tưởng tượng phong phú

Trí tưởng tượng phong phú chính là nền tảng cho tư duy sáng tạo. Tưởng tượng ở đây có thể vượt ra ngoài ranh giới thực tại, “vẽ” ra những thứ không thực tưởng như không tồn tại, nhờ vậy giúp tìm ra, phát triển những điều mới lạ.

Người có trí tưởng tượng phong phú có khả năng xem xét cùng một vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, nhờ vậy tạo ra những cách giải quyết độc đáo.

Xác định và vạch ra mục tiêu rõ ràng

Sáng tạo tuy nhiên không phải mơ mộng, ngẫu nhiên mà luôn hướng tới một cái đích, mục tiêu cụ thể có thể là cải tiến quy trình, giải quyết vấn đề hoặc tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới.

Sáng định rõ ràng mục tiêu giúp tối ưu hóa trong phân bổ nguồn lực, định hướng cũng như đảm bảo sản phẩm tạo ra đúng theo kỳ vọng, mong muốn. Đây cũng là thước đo hiệu suất của sự sáng tạo.

Sáng tạo là gì? Là biết vạch ra mục tiêu rõ ràng

Độc đáo trong suy nghĩ

Suy nghĩ độc đáo, mới lạ cũng là một biểu hiện của sự sáng tạo thể hiện qua việc phát triển sản phẩm mới hoặc những giải pháp mới giải quyết vấn đề. Điều này không có nghĩa là phát minh hoàn toàn mới mà có thể là kế thừa, cải tiến trên nền cái cũ sẵn có.

Suy nghĩ độc đáo nằm ngoài khuôn khổ những gì đã có và đòi hỏi sự mạnh dạn trong hành động để khám phá những điều mới lạ.

Sáng tạo là gì? Là suy nghĩ theo một cách độc đáo

Đem đến nhiều giá trị

Sáng tạo dù theo cấp độ nào thì quan trọng vẫn phải mang lại giá trị. Nếu sáng tạo mà không đem lại giá trị giúp giải quyết vấn đề, tạo ra lợi nhuận, cải thiện chất lượng thì là sáng tạo vô nghĩa và không được ghi nhận.

Vì vậy sáng tạo cần được cân nhắc về khả năng ứng dụng và ảnh hưởng của nó trong đời sống thực tế.

Sáng tạo là gì? Là đem đến giá trị

Có kỹ năng quan sát

Một người có kỹ năng quan sát tốt sẽ giúp sáng tạo tốt hơn. Quan sát ở đây là phát hiện ra những điều “bất cập” còn tồn tại để cải tiến hoặc giải quyết vấn đề; cũng như quan sát để học hỏi những điều tốt để kế thừa và phát triển thêm.

Sáng tạo là gì? Là có kĩ năng quan sát tốt

Biết cách giải quyết vấn đề

Một người có tư duy sáng tạo có trí tưởng tượng phong phú, biết cách vạch ra mục tiêu rõ ràng và có óc quan sát thì khả năng giải quyết vấn đề sẽ tốt và có thể cùng một vấn đề mà tư duy giải quyết theo nhiều cách khác nhau.

Những cấp độ tư duy sáng tạo

Cấpđộ 1: Sáng tạo trong biểu đạt

Sáng tạo trong biểu đạt liên quan tới thể hiện ý tưởng theo cách riêng của từng người. Sáng tạo cấp độ 1 có thể gặp trong nhiếp ảnh, văn thơ hoặc trong chính giao tiếp hàng ngày.

Cấp độ 2: Có khả năng sáng chế

Sáng chế tức là tạo ra sản phẩm mới hoặc quy trình mới dựa trên nền tảng công nghệ, kiến thức hiện có. Ở cấp độ 2 yêu cầu cá nhân biết cách phân tích, thu thập thông tin và vận dụng vào cuộc sống.

Ngoài ra nó có liên quan tới cải tiến để nâng cao chất lượng, tình năng của sản phẩm, công nghệ, thiết bị.

Sáng tạo là gì? Cấp độ 2 có khả năng sáng chế

Cấp độ 3: Có khả năng nghiên cứu phát minh

Phát minh ở cấp độ cao hơn so với sáng chế, tức là tạo ra những thứ hoàn toàn mới, chưa từng có. Phát minh đòi hỏi ở cá nhân kiến thức uyên sâu, tư duy phản biện hay khả năng tiếp cận vấn đề dưới góc độ hoàn toàn mới. Ví dụ phát minh ra máy vi tính hay internet.

Sáng tạo là gì? Cấp độ 2 có khả năng nghiên cứu phát minh

Cấp độ 4: Có khả năng cải tiến trên nền cái cũ

Sáng tạo cấp độ 4 liên quan tới việc ứng dụng những ý tưởng, nguyên lý từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Ở cấp độ 4, cá nhân cần có tư duy sâu chuỗi để nhìn ra những liên kết các các lĩnh vực khác nhau.

Cấp độ 5: Sáng tạo ra lĩnh vực, ngành nghề mới

Đây là cấp độ cao nhất của tư duy sáng tạo có liên quan tới đột phá trong công nghệ, khoa học hoặc tư duy và mở ra những chân trời kiến thức mới. Để đạt cấp độ này đòi hỏi cá nhân có tầm nhìn ra và khả năng tư duy trừu tượng cũng như dám thử thách, khám phá. Ví dụ như trí tuệ nhân tạo.

Sáng tạo là gì? Cấp độ 5 sáng tạo ra lĩnh vực mới

Định nghĩa và ví dụ về tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là khả năng phát triển các ý tưởng mới lạ độc đáo cũng như góc nhìn và cách tiếp cận mới lạ cho vấn đề. Tư duy sáng tạo vượt ra khỏi tư duy theo kiểu truyền thống.

Trong nhiều ngành nghề tư duy sáng tạo là một yếu tố tiên quyết được nhà tuyển dụng xem trọng trong quá trình tìm kiếm những nhân viên ưu tú.

Một ví dụ rất đơn giản cho tư duy sáng tạo như việc tìm ra một công thức nấu ăn hoàn toàn mới lạ.

Kỹ năng đặt nền móng cho tư duy sáng tạo

Một số kỹ năng đặt nền móng cho tư duy sáng tạo có thể kể đến như:

  • Kỹ năng phân tích: Phân tích để hiểu rõ vấn đề cũng như lường trước những rủi ro có thể xảy ra và phương án xử lý

  • Tư duy mở: Tư duy mở giúp tìm ra những điều mới lạ vượt ngoài ranh giới an toàn, hay định kiến lỗi mòn

  • Khả năng sắp xếp công việc: Sắp xếp ý tưởng, sắp xếp khoa học giúp cá nhân có thể truyền đạt ý tưởng cho đồng đội để thực hiện nó dễ dàng hơn

  • Kỹ năng giao tiếp: Tư duy sáng tạo tốt cần phải biết truyền đạt ý tưởng để mọi người xung quanh hiểu và tin vào tính khả thi của cách giải quyết vấn đề, sản phẩm mới

6 bước rèn luyện tư duy sáng tạo ứng dụng trong công việc

Tìm ra nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo

Nên nhớ, sáng tạo hoàn toàn có thể học hỏi và nếu rèn luyện mỗi ngày nó sẽ trở thành một kỹ năng. Những người ham học hỏi và tham khảo nhiều quan điểm khác nhau sẽ tìm ra những điểm mới lạ trong chính những điều “cũ kĩ” và biến nó trở thành ý tưởng đột phá.

Tạo môi trường cho sự sáng tạo

Nên nhớ, bạn chỉ nên rèn luyện để biến sáng tạo trở thành kỹ năng chứ không nên biến sự sáng tạo trở thành thói quen. Chính thói quen có thể cản trở năng lực sáng tạo của mỗi người. Vì vậy, đôi khi trong công việc bạn nên có sự thay đổi về không gian làm việc, trình tự, kế hoạch,...nó sẽ là một “cơn gió mới” khiến bạn có sự say mê và cảm hứng sáng tạo hơn.

Học cách bước ra khỏi “vùng an toàn”

Có bao giờ bạn suy nghĩ: “Liệu có thể làm gì để cải tiến quy trình công việc hiện tại?” ví dụ như: Nếu có nhiều tài nguyên hơn, nhiều sự hỗ trợ hơn hoặc ít hơn thì bạn sẽ “đối mặt” hay sẽ làm gì? Hoặc giả như, nếu dự án này đặt vào một bối cảnh, thời gian khác thì liệu có thể làm gì để đổi mới hơn?

Việc đặt một vấn đề vào những kịch bản khác nhau sẽ giúp bạn nhìn ra nhiều cách giải quyết khác nhau, tức là bạn đang trở nên sáng tạo hơn.

Sáng tạo là gì? - Là học cách bước ra khỏi “vùng an toàn”

Trao đổi với đồng nghiệp, cấp trên về ý tưởng của mình

Sáng tạo đôi khi là một liều thuốc giúp “thư giãn” tinh thần và giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Bế tắc, stress chính là “thuốc độc” khiến cho ý tưởng mới lạ không có điều kiện phát triển. Việc trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên là một cách giúp bạn có thể cho tâm trí tạm thời nghỉ ngơi đồng thời thu thập thêm nhiều góc nhìn mới mẻ từ mọi người về ý tưởng của mình.

Dũng cảm đối mặt với sự thất bại

Nên nhớ, thất bại là mẹ thành công, chỉ khi bạn dám đối mặt với thất bại thì bạn mới có được sự thành công, ngay cả trong “học cách sáng tạo” cũng vậy. Sáng tạo đôi khi sẽ nằm ngoài quy luật tự nhiên, những điều cũ kỹ vì vậy dễ vấp phải ý kiến “trái chiều” từ mọi người xung quanh. Điều bạn cần là tin vào những sáng kiến của mình, như vậy mới biến ý tưởng thành thực tiễn được.

“Giới hạn” đôi khi là nguyên liệu để sáng tạo

Nếu không có một đề bài cụ thể đôi khi bạn không biết phải làm như nào để tới đích. Tuy nhiên, nếu giới hạn, khoanh vùng lại nhiều khả năng bạn sẽ nghĩ ra những ý tưởng hay ho, mới lạ.

Ví dụ, khi sếp yêu cầu bạn phải lên ý tưởng cho buổi team building của công ty, bạn sẽ gặp khó khăn vì không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, nếu cụ thể ở đây sếp giới hạn sẽ tổ chức ở bãi biển và giới hạn trong 2 tiếng, lúc đó bạn sẽ có nảy ra không ít ý tưởng mới lạ.

Vai trò của sáng tạo và tư duy sáng tạo trong công việc

Hiện nay rất nhiều ngành nghề, công việc có yêu cầu về sự sáng tạo và tư duy sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Sáng tạo cũng là một tiêu chí được nhiều nhà tuyển dụng coi là yếu tố cần thiết cần có của một ứng cử viên tiềm năng.

Sáng tạo giúp tìm ra các cách giải quyết vấn đề, tối ưu sản phẩm và quy trình nhờ vậy giúp nâng cao lợi nhuận và đóng góp vào sự phát triển của dự án, tập thể.

Mỗi cá nhân hoàn toàn có thể học cách tư duy sáng tạo thông qua những tips trên; khi đã biết cách tư duy sáng tạo hoàn toàn có thể thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau và mở rộng cơ hội việc làm.

Kết luận: Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Sáng tạo là gì?” và 6 bước giúp phát triển tư duy sáng tạo để ứng dụng trong công việc. Sáng tạo là một kỹ năng quan trọng của người lao động trong thời đại mới vì vậy không thể bỏ qua kỹ năng hoàn toàn có thể luyện tập này.

Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ bài viết tới bạn bè, người thân để có cơ hội tìm nghề nghiệp phù hợp nhất!

Sáng tạo là gì? 6 bước giúp phát triển tư duy sáng tạo trong công việc - Ảnh 10.Kiến trúc: Ngành học cho người đam mê sáng tạo và nghệ thuật

Nếu bạn vừa có đam mê với các môn ,hoa học tự nhiên, vừa yêu thích cái đẹp trong mỹ thuật thì iến trúc là ngành học phù hợp. Qua bài viết hôm nay, CareerViet sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin liên quan đến ngành kiến trúc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp