20/05/2021 06:00 GMT+7

Sáng 20-5, thêm 30 ca mắc COVID-19 trong nước, Ninh Bình có ca nhiễm

L.ANH - TÚ ANH
L.ANH - TÚ ANH

TTO - Bản tin sáng 20-5 của Bộ Y tế cho biết có thêm 30 ca mắc COVID-19 trong nước đều ghi nhận tại khu vực cách ly, phong tỏa, trong đó Bắc Ninh và Bắc Giang vẫn chiếm nhiều nhất với 21 ca.

Sáng 20-5, thêm 30 ca mắc COVID-19 trong nước, Ninh Bình có ca nhiễm - Ảnh 1.

Chốt kiểm soát ở xã Quang Châu, tỉnh Bắc Giang - Ảnh: TTO

Như vậy tính từ 18h chiều 19-5 đến 6h sáng 20-5 có 30 ca mắc mới (BN4691-4720) ghi nhận trong nước tại Lạng Sơn (1), Ninh Bình (2), Thanh Hóa (1), Bắc Ninh (8), Hải Dương (5), Bắc Giang (13).

Số ca mới trong khu cách ly là 10 ca, số ca mới trong khu vực được phong tỏa là 20 ca.

Số ca bệnh ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang (BN4708-4720) là các trường hợp F1 liên quan Khu công nghiệp Quang Châu đã được cách ly, phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 17 và 18-5 cho thấy dương tính với virus SARS-CoV-2.

Phủ nhận tin đồn "hàng ngàn ca ở Bắc Giang"

Như vậy đến sáng 20-5 đã có thêm tỉnh Ninh Bình ghi nhận ca mắc COVID-19. Đặc biệt, Bộ Y tế phủ nhận tin đồn lan truyền trên mạng tối 19-5 về số mắc mới ở Bắc Giang lên tới hàng ngàn ca.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tại Công ty Hosiden Việt Nam có số ca dương tính khá cao. Tính đến nay là khoảng 230 bệnh nhân, trong đó dương tính nhiều hơn ở xưởng 4, không phải cả công ty mắc bệnh như tin đồn.

Tính đến 6h sáng nay, Việt Nam có tổng cộng 3.247 ca ghi nhận trong nước và 1.473 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay là 1.677 ca.

Tính đến ngày 18-5, Việt Nam đã thực hiện 3.324.043 xét nghiệm Realtime RT-PCR, tương đương 4.398.533 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ ngày 29-4-2021 đến nay đã thực hiện được 548.538 xét nghiệm, tương đương 871.594 lượt người.

Tại cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 diễn ra chiều 19-5, một số thành viên Ban Chỉ đạo, các chuyên gia cho biết gần đây có một số người cho rằng việc xét nghiệm nhiều đang được khuyến khích, thậm chí có người còn đề nghị thực hiện "5K+vắc xin+xét nghiệm". 

Về việc này, GS.TS Trần Văn Thuấn, thứ tưởng Bộ Y tế, khẳng định: Hiện tại chúng ta chỉ có chủ trương tăng cường năng lực xét nghiệm tại các tỉnh, thành phố và tại các cơ sở y tế để chủ động tấn công bằng xét nghiệm trong trường hợp cần thiết nhằm tăng cường truy vết.

Chủ trương của Bộ Y tế không khuyến khích người dân tham gia xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, bởi lẽ nếu xét nghiệm có kết quả âm tính sẽ gây ra tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tinh thần thực hiện xét nghiệm phải rất tiết kiệm vì chi phí rất đắt, vì vậy phải có chiến lược xét nghiệm tầm soát trên diện rộng rất khoa học để dự báo trước, cùng với việc đuổi theo, truy vết F1, F2. Đây là sự nhạy bén của những người làm chuyên môn.

Sáng 20-5, thêm 30 ca mắc COVID-19 trong nước, Ninh Bình có ca nhiễm - Ảnh 2.

Số liệu: X.MAI - Đồ họa: NGỌC THÀNH

Ấn Độ chưa rõ đã đạt đỉnh dịch hay chưa

Số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ cho thấy nước này đã ghi nhận 267.334 ca nhiễm mới trong ngày 19-5, nâng tổng số ca lên 25,5 triệu, trong đó có 283.248 ca tử vong. 

Dù số ca nhiễm mới đang giảm trong vài ngày qua, nhưng các chuyên gia cho biết không có gì chắc chắn rằng đợt bùng phát dịch này đã đạt đỉnh. 

Trong khi đó, đa số mọi người thừa nhận rằng các số liệu chính thức chưa đánh giá hết tác động thực tế của đại dịch. Một số chuyên gia cho rằng số ca nhiễm và tử vong có thể đã cao gấp 5-10 lần. 

Cũng có nhiều lo ngại rằng biến thể B.1.617.2 sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát và nhiều ca chưa được ghi nhận vì chưa được xét nghiệm, nhất là ở các vùng nông thôn rộng lớn.

Sáng 20-5, thêm 30 ca mắc COVID-19 trong nước, Ninh Bình có ca nhiễm - Ảnh 3.

Cụ bà 80 tuổi ở Ahmedabad, Ấn Độ bị mắc COVID-19 - Ảnh: REUTERS

Thyrocare - chuỗi các phòng thí nghiệm tư nhân tại Ấn Độ - cho biết gần 2/3 số người được lấy mẫu xét nghiệm tại Ấn Độ đã nhiễm virus SARS-CoV-2, cho thấy tốc độ lây lan rất nhanh của virus. Cụ thể, dữ liệu của Thyrocare từ 25 bang của Ấn Độ cho thấy có tới 63,5% người được xét nghiệm có kết quả dương tính trong 7 ngày qua (tính đến 19-5), tăng 45% so với cách đây một tháng.

Một thông tin đáng chú ý khác liên quan chủng Ấn Độ là chuyên gia dịch tễ học đầu ngành của Anh, ông Neil Ferguson nhận định tốc độ lây lan của biến thể B.1.617.2 được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ có thể chậm hơn lo ngại ban đầu.

Chuyên gia Ferguson - thành viên Nhóm cố vấn khoa học về các tình trạng khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh - phát biểu ngày 19-5: "Có hi vọng từ các dữ liệu gần đây ở Anh cho thấy trong khi biến thể B.1.617.2 dường như có khả năng lây lan nhanh, nhưng tốc độ không nhanh như lo ngại ban đầu".

Nhưng hiệu quả từ vắc xin thì lại khác. Ông Ferguson nói rằng dù "có sự tin tưởng vững vàng" là các vắc xin có thể bảo vệ chúng ta khỏi bệnh COVID-19 thể nặng khi nhiễm biến thể B.1.617.2, tuy nhiên biến thể này cũng hoàn toàn có thể lây lan dễ dàng hơn giữa những người đã tiêm vắc xin. 

Ông giải thích: "Có một số dấu hiệu trong các dữ liệu mới cho thấy hiệu quả của vắc xin không cao (như trước) nhưng cần thêm dữ liệu trước khi khẳng định điều này".

Bộ Y tế khẳng định không khuyến khích xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 Bộ Y tế khẳng định không khuyến khích xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2

TTO - Chủ trương của Bộ Y tế không khuyến khích người dân tham gia xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, bởi lẽ nếu xét nghiệm có kết quả âm tính sẽ gây ra tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.

L.ANH - TÚ ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp