Đây thực sự là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc hướng đến tiêu chí Tier 1. Thực tế, các doanh nghiệp nội địa vẫn đang thiếu sự hỗ trợ chiến lược từ các ngân hàng, mà cao hơn là cấp Chính Phủ.
Sự trỗi dậy của pin mặt trời Trung Quốc
Các ngân hàng Việt Nam có lý do để còn nghi ngại với công ty sản xuất pin mặt trời. Bởi đây là ngành còn mới mẻ. Theo một báo cáo mới của hãng nghiên cứu IHS Technology, ngành pin năng lượng mặt trời chỉ mới bùng nổ thực sự từ giữa cuối năm 2016. Một phần do nhu cầu tăng mạnh, phần khác do các chính sách thuận lợi từ Mỹ và Trung Quốc. Trước đó, ở quy mô toàn cầu, ngành này chưa được chú ý.
Tại Việt Nam, mức độ nhận biết về ngành pin năng lượng mặt trời trước năm 2016 còn rất mơ hồ. Chính vì thế, dù Mỹ, Trung Quốc ra sức hỗ trợ như ưu đãi thuế, ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất pin năng lượng mặt trời thì ở Việt Nam, các ngân hàng vẫn phòng thủ. Điều này lý giải vì sao dù Mỹ, Trung Quốc đã có bước nhảy vọt, đạt tới khả năng sản xuất tấm pin mặt trời tương đương 35 GW vào giữa năm 2016. Còn tại Việt Nam, số công ty tham gia vào sản xuất pin mặt trời chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có thể kể ra vài tên tuổi như Công ty Cổ phần Năng lượng IREX thuộc Tập đoàn Năng lượng Mặt trời Bách Khoa (SolarBK) hay Công ty Năng lượng Mặt Trời Đỏ.. Cho đến nay, các nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời của Việt Nam vẫn chưa thể đạt tới Tier 1.
Diễn biến này khác hoàn toàn so với Trung Quốc. Đây là quốc gia hiện đang cung cấp 2/3 sản lượng tấm pin mặt trời cho thế giới. Nhưng để đạt được kết quả này, Trung Quốc đã chỉ đạo cho các ngân hàng quốc doanh phải cung cấp ít nhất 18 tỉ USD với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời. Với sự trợ giúp mạnh mẽ, chỉ trong vòng 5 năm (2007-2012), 6/10 công ty của Trung Quốc lọt vào top 10 nhà sản xuất pin mặt trời lớn nhất thế giới. 2 công ty trong số này còn dẫn đầu bảng. Điều này rất thần kỳ vì trước đó, Trung Quốc không có công ty lọt vào danh sách kể trên.
Cục diện pin mặt trời Việt Nam
Ngành sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Việt Nam đang từng bước tham gia vào cuộc chơi khi Chính phủ đã có những can thiệp nhất định. Cụ thể, quyết định 2068 (năm 2015), quyết định 428 (năm 2016) và mới nhất là quyết định 11 (năm 2017) của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời.
Cũng từ đây, các ngân hàng dần quen với khái niệm, định giá cho ngành điện mặt trời và rộng cửa hơn với các công ty năng lượng mặt trời. Theo đại diện công ty IREX, nếu như những năm 2012, đơn vị phải "tự thân vận động" vì nhiều ngân hàng từ chối cho vay vốn đầu tư nhà máy pin mặt trời thì câu chuyện bây giờ đã khác đi. Nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính, IREX đã hoàn thiện giai đoạn 1 Tổ hợp nhà máy Năng lượng tái tạo công nghệ cao, đang triển khai giai đoạn 2. Đơn vị này cũng cho biết, mục tiêu đến 2020 sẽ đưa pin mặt trời "Made in Việt Nam" vào danh sách Tier 1.
Công ty IREX có lòng tin sẽ thuyết phục được các ngân hàng, cũng như các nhà đầu tư khác cùng tham gia đồng hành với mình. Xét về triển vọng ngành nghề, theo nghiên cứu của Solarpower Europe, nhu cầu về pin mặt trời toàn cầu là trên 100 GW. Riêng tại Việt Nam, hơn 40 dự án nhà máy điện mặt trời đã được đăng ký, với tổng công suất hơn 9,4 GW, tương đương 10 tỉ USD. Như vậy, pin mặt trời vẫn là một thị trường "đại dương xanh" và chỉ cần có nhà máy đạt chuẩn Quốc tế, có đủ các chứng nhận uy tín để xuất ra thị trường các nước, cũng như một cơ chế quản trị tốt, bất cứ doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể tham gia vào miếng bánh này.
Cái khó của doanh nghiệp Việt Nam vẫn là tiêu chuẩn Tier 1. Trung Quốc đã có lộ trình rất bài bản để phát triển thành cường quốc pin mặt trời dựa vào Tier 1. Và hiện nay, nhiều tập đoàn Tier 1 của Trung Quốc đang mở nhà máy tại Bắc Giang, tận dụng những ưu đãi về thuế, cũng như thị trường tiềm năng của Việt Nam để nhanh chóng bành trướng tham vọng dẫn đầu tại đây.
Rõ ràng là, nếu chỉ xét đến tiêu chí Tier 1 mà không cân nhắc đến các yếu tố khác, pin mặt trời Việt Nam khó lòng cạnh tranh trên chính sân nhà, chứ chưa nói đến chuyện vươn ra Thế giới.
Pin mặt trời Việt Nam lách qua khe cửa hẹp
Câu chuyện Tier 1 cũng chính là rào cản để các doanh nghiệp Việt gia nhập thị trường pin mặt trời. Đa số đều chọn mảng thầu thiết kế, thi công điện mặt trời và sử dụng pin từ các Tier 1 làm hướng kinh doanh chủ đạo. Nói về quyết định dấn thân vào thị trường pin mặt trời còn khá mơ hồ tại Việt Nam từ những năm 2012, công ty IREX cho biết: "Nếu Việt Nam không làm chủ trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu phát triển từ gốc trong lĩnh vực pin mặt trời, như vậy tương lai cũng chỉ mãi theo sau các Quốc gia khác. Mà năng lượng sạch chính là tương lai. Trung Quốc đã làm được, tôi tin Việt Nam cũng sẽ làm được, vấn đề là cần có doanh nghiệp tiên phong để mở đường và kết nối pin mặt trời "Made in Việt Nam" ra Thế giới. Chính vì vậy khi thành lập IREX, hay cả sau này xây dựng tổ hợp nhà máy, ban lãnh đạo SolarBK luôn xác định đây là hoạt động đầu tư hơn là làm thương mại."
Sau nhiều năm nỗ lực, hoạt động đầu tư này đã gặt hái những thành quả nhất định. Năm 2017, IREX xuất khẩu gần 45 MWp ra thị trường Thế giới, mở thêm nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện và kho hàng tại các thị trường mục tiêu như Mỹ, Châu Âu, New Zealands và thậm chí tại Trung Quốc, được xem là thủ phủ giao dịch pin mặt trời Quốc tế. Kết hợp với hệ sinh thái SolarBK Group, chuỗi tích hợp dọc từ giải pháp tài chính Solar ESCO, giải pháp thiết kế, thi công từ SolarBK đến hệ thống phân phối SolarGATES, công ty IREX tự tin hoàn thành mục tiêu 160 MW xuất khẩu và …. cung cấp tại thị trường nội địa.
Với chiến lược bài bản, công ty IREX sẽ sớm là trở thành doanh nghiệp sản xuất pin mặt trời Việt Nam đạt chuẩn Tier 1 trong năm 2020. Nhưng lộ trình này sẽ được rút ngắn nếu IREX có thêm nhiều đối tác, tổ chức tài chính và các nhà đầu tư cùng đồng hành.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận