17/01/2023 10:32 GMT+7

Săn lùng cách giải rượu: hiệu quả không?

Tiệc tùng nhiều vào dịp cuối năm và đầu năm khiến không ít người say xỉn, nôn ói, mất kiểm soát... Nhiều cách giải rượu được "săn lùng" và áp dụng.

Săn lùng cách giải rượu: hiệu quả không? - Ảnh 1.

Đừng uống quá nhiều bia rượu để phải tìm các cách giải - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đã có nhiều trường hợp phải nhập viện vì áp dụng các cách giải rượu bia sau khi uống quá chén.

Nhiều cách giải rượu không tác dụng

Mỗi khi chồng nhậu về say xỉn, chị V.T.P. thường pha cho một ly nước chanh hoặc nước gừng cho anh uống, tuyệt đối không cho nằm ở sàn nhà tránh nguy cơ đột quỵ, trúng gió...

Nhiều người cho rằng chỉ cần uống thuốc giải rượu sẽ nhanh chóng giảm cơn say, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng đây là quan niệm hết sức sai lầm và đã có không ít trường hợp bệnh nhân uống say sử dụng thuốc giải rượu phải nhập viện vì ngộ độc rượu. 

Có trường hợp mắc bệnh gan nhưng vẫn uống rượu rồi lạm dụng thuốc giải rượu dẫn tới suy gan phải nhập viện.

Theo bác sĩ Lê Cao Phương Duy, phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), thực chất các loại thuốc được giới thiệu là "thuốc giải rượu" hay các phương pháp giải rượu dân gian như uống nước chanh, cam, đường, gừng... chỉ góp phần làm quá trình chuyển hóa rượu nhanh hơn, làm thời gian say chậm hơn, chứ không có tác dụng giải rượu.

Các bác sĩ cho rằng thay vì uống nước chanh thì nên cho người say uống các đồ uống có đường, mật ong, muối, nước canh, sữa... Khi người say rượu có biểu hiện đau đầu dữ dội, mất ý thức, tiểu đại tiện không tự chủ, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Coi chừng gan quá tải vì các cách giải rượu

Bác sĩ Duy cho hay rượu, bia hay rượu vang là những thức uống có cồn. Sau khi được uống vào, rượu được hấp thu nhanh vào đường tiêu hóa trong đó có 20% ở dạ dày, gần 80% xuống ruột non và đi vào máu. Một lượng nhỏ rượu được bài tiết qua mồ hôi, hơi thở, nước tiểu.

Chuyển hóa rượu xảy ra chủ yếu ở gan, dưới tác dụng của enzyme ADH, ethanol chuyển thành acetaldehyde - đây chính là chất gây độc cho cơ thể. 

Khi áp dụng các phương pháp giải rượu, đặc biệt là uống thuốc giải rượu, có thể vô tình làm tăng tốc độ làm việc của gan, lâu ngày dẫn đến suy gan. Nếu những sản phẩm này nguồn gốc, xuất xứ, thành phần không rõ ràng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng.

"Vấn đề không phải là tìm thuốc giải rượu để uống, mà khi uống phải uống vừa phải, đúng ngưỡng cơ thể chấp nhận được", bác sĩ Duy khuyến cáo.

Bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan, phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, cho hay hiện thuốc giải rượu chỉ sản xuất ở nước ngoài. 

Vì sản phẩm là thuốc nên phải được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu. Bên cạnh đó khi uống thuốc thì cần liều nhưng rượu thì không có liều nên hướng dẫn uống thuốc giải rượu sẽ khó tương ứng với lượng rượu được uống. Do đó những loại thuốc giải rượu được rao bán tràn lan thì không nên sử dụng.

Trong hoàn cảnh phải uống rượu bia, các bác sĩ khuyến cáo không nên để bụng đói, cần ăn nhẹ hoặc uống sữa, uống bột sắn dây giúp tráng bao tử, tạo lớp màng giảm hấp thu rượu bia.
Uống rượu, bia pha nước ngọt liệu có bớt say?Uống rượu, bia pha nước ngọt liệu có bớt say?

Nhiều người có thói quen uống rượu, bia pha với nước ngọt có gas, nước tăng lực với mong muốn làm bớt đi nồng độ cồn, giúp giảm say, điều này có thực sự đúng?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp