Không mất nhiều thời gian, ngay sáng qua (20-10) ông Chi đã nhận định thứ cây ở Vườn Thương là cây gối hạc, không họ hàng với họ nhân sâm, lại càng xa với cây sâm quí Ngọc Linh.
Cây gối hạc |
Cây sâm Ngọc Linh |
Theo ông Chi, cây gối hạc còn được dân gian gọi là cây mũn, người miền Nam gọi là củ rối, có tên khoa học là Leea rubra, thuộc họ Leeaceae, thường sinh trưởng ở những chỗ râm mát, trên các khe đồi, hoặc gần suối trong rừng, chịu được ánh nắng, dễ trồng và trồng được bằng cành. Ở VN, cây gối hạc xuất hiện rộng khắp trong những cánh rừng từ Tây Bắc đến Tây nguyên, tiêu biểu nhất là vùng Thái Nguyên, Di Linh (Lâm Đồng), An Giang...
Giáo sư Chi nói rằng hai loài trên có dược tính và công dụng khác nhau. Sâm Ngọc Linh: giải độc và bảo vệ gan, kích thích nội tiết sinh dục, điều hòa tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết...; còn gối hạc: chữa sưng tấy, sưng đầu gối, phong thấp, giun đũa, giun kim, sán xơ mít...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận