09/05/2010 06:42 GMT+7

Sách sử chưa hấp dẫn

JASON PICARD (nghiên cứu sinh khoa lịch sử ĐH Berkeley, Hoa Kỳ)
JASON PICARD (nghiên cứu sinh khoa lịch sử ĐH Berkeley, Hoa Kỳ)

TT - Với tư cách một người nước ngoài, đồng thời là một cá nhân thật sự quan tâm đến ngành sử học ở Việt Nam, tôi xin khẳng định lịch sử của Việt Nam cực kỳ hào hùng và thú vị!

Đó là một nền lịch sử rất đa dạng, nhiều sự kiện, nhiều chi tiết đáng kể. Không chỉ có ý nghĩa cho lịch sử Việt Nam mà còn có giá trị bổ sung để hiểu thêm về lịch sử nhiều bộ phận: văn minh Đông Á, Đông Nam Á, di dân, kinh tế...

eLkBcx8I.jpgPhóng to

Vậy tại sao ngày nay giới trẻ Việt đang dần ít quan tâm với nền lịch sử rực rỡ và hấp dẫn của chính dân tộc mình? Khi tôi đọc các sách giáo khoa, giáo trình lịch sử của hệ thống giáo dục Việt Nam, tôi đã hiểu ra lý do mà HSSV Việt Nam trở nên thờ ơ, dửng dưng với lịch sử... Hình như những điểm hay nhất, lý thú nhất của lịch sử Việt Nam ít được nhắc đến kỹ càng. Sách giáo khoa sử lại tập trung với những câu chữ, con số nhàm chán.

Tôi không có ý định đòi hỏi mọi HSSV nuôi mơ ước trở thành nhà sử học, nhưng ít nhất họ phải có kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam. Bởi lẽ ngành sử học có nhiều áp dụng thực tế cho những lĩnh vực khác như luật, kinh tế, kinh doanh...

Đơn cử như những cuộc nghiên cứu gần đây về các cá nhân người Mỹ đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và luật thì hầu hết họ đều được phát hiện có hai nét tương đồng: 1. Khả năng ngôn ngữ cực kỳ linh hoạt với vốn từ vựng rất phong phú do người ấy đọc rất nhiều từ trẻ, 2. Kiến thức về thế giới rất sâu (nhờ sự am hiểu sâu sắc về lịch sử). Vì sao tôi nói rằng kiến thức lịch sử có khả năng áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác? Vì lịch sử là một ngành giúp chúng ta am hiểu về con người, về nhân loại.

Những ngày này lịch sử được nhắc đến nhiều trong dịp lễ kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, theo tôi đây là dịp đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại thực trạng nghiên cứu lịch sử Việt, phải cải cách việc nghiên cứu với mục đích cụ thể: phải làm gì để thu hút sự quan tâm của thanh thiếu niên, làm gì để giới trẻ không quay lưng lại với lịch sử dân tộc mình. Tôi viết “chúng ta” vì tôi biết có nhiều người nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam và mong muốn một tương lai thật tốt đẹp cho nơi đây.

Nhưng theo tôi, trước khi giải quyết vấn đề thu hút sự quan tâm của giới trẻ với lịch sử Việt Nam, chúng ta nên bắt đầu xem xét lại từ điểm xuất phát - chính là giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam.

Tôi thấy nhiều người trẻ có tài và mê lịch sử! Tôi có bạn bè ở các viện nghiên cứu khoa học và các trường đại học Việt Nam - họ có khả năng và sức lực làm nhà khoa học nói chung và nhà sử học nói riêng rất giỏi, mang vinh dự lớn không những cho Việt Nam nói riêng mà ngành Việt Nam học của thế giới nói chung. Nhưng một người tài cũng cần có cả môi trường lẫn cơ hội.

JASON PICARD (nghiên cứu sinh khoa lịch sử ĐH Berkeley, Hoa Kỳ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp