Bộ trưởng Phạm Vũ Luận |
Mặc dù Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã được Quốc hội ưu ái dành 10 phút để đăng đàn phát biểu (quá thời gian ba phút) trong tư cách một đại biểu để giải thích xung quanh việc Bộ GD-ĐT sẽ tham gia thực hiện một bộ sách giáo khoa (SGK) mới, tuy nhiên nhiều đại biểu vẫn chưa yên tâm.
“Phá sản” mục tiêu xã hội hóa
Chưa có đánh giá tác động của đề án Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng Bộ GD-ĐT còn thiếu sót khi không có báo cáo tác động đi kèm đề án như quy định của pháp luật. “Một đề án liên quan đến số phận của hàng chục triệu người mà không có báo cáo tác động thì đại biểu rất thiếu cơ sở đánh giá” - bà Thúy nói. Và theo đại biểu Thúy, nếu duy ý chí để biểu quyết thì coi chừng 5-10 năm sau sẽ phải quay lại từ đầu, lãng phí nguồn lực và gây ảnh hưởng lớn đến xã hội. |
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói: “Tôi cam đoan tuyệt nhiên không có vấn đề lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong việc biên soạn SGK”.
Ông Luận nói do yêu cầu rất cao về mặt khoa học, việc biên soạn SGK trước đây vốn không có nhiều người tham gia. Và dự báo lần này số người tham gia làm SGK còn ít hơn. Việc xã hội hóa thực hiện SGK sẽ dẫn tới hai khả năng: Thứ nhất là các nhóm biên soạn sẽ tham gia tạo ra bộ SGK tốt. Và khả năng thứ hai là... không có được SGK đủ chất lượng, đúng thời hạn(!).
Nhưng ông Luận cũng khiến nhiều đại biểu hoang mang khi trình bày: “kinh nghiệm lịch sử” cho thấy khả năng thứ hai rất dễ xảy ra. Vì thế: “Việc Bộ GD-ĐT cùng tham gia soạn một bộ SGK để bất kỳ tình huống nào xảy ra thì ngành giáo dục cũng có được một bộ SGK tốt, đạt chuẩn” - ông Luận nói.
Nhưng nhiều đại biểu thì không nghĩ như vậy. Đại biểu Nguyễn Minh Diệu (Quảng Bình) nói: “SGK của bộ sẽ ra trước, trong điều kiện không có đối chứng, không có cạnh tranh, không có sự lựa chọn thứ hai thì sự lo lắng về tính khách quan là hoàn toàn có cơ sở”.
Đại biểu Nguyễn Minh Diệu nói chỉ riêng điểm này đã làm “phá sản” mục tiêu xã hội hóa SGK của đề án. Vì khi sách của bộ đã ra trước, được sử dụng trước thì không còn khuyến khích, hấp dẫn được các cá nhân đầu tư biên soạn.
Và chưa kể đến có sách của bộ thì sự “cạnh tranh sẽ ra sao, các cơ sở giáo dục lựa chọn sách như thế nào? Đó là một câu hỏi mà Quốc hội không thể không đặt ra” - đại biểu Nguyễn Minh Diệu nói.
Đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) cũng đồng ý với quan điểm của đại biểu Nguyễn Minh Diệu và cho rằng phụ huynh học sinh dĩ nhiên sẽ thiên về lựa chọn sách của Bộ GD-ĐT hơn sách của các nhóm khác, đồng thời chính Bộ GD-ĐT cũng không tránh được cái nhìn chủ quan, khắt khe hơn khi đánh giá SGK của các cá nhân, tổ chức khác.
Phân tích của các đại biểu đã vỡ vạc khá nhiều điều và đã được đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) đưa thêm nhận xét là đọc xong chưa thấy rõ đề án nói về sự tham gia của các cá nhân, tổ chức khác trong việc biên soạn SGK thế nào.
“Cách thể hiện trong đề án có cảm tưởng như cũng chỉ có một bộ sách và do một chủ thể duy nhất là Bộ GD-ĐT thực hiện mà thôi” - bà Thùy Trang đúc kết.
Phải thận trọng
Đứng ở góc độ một phụ huynh, đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang đặt vấn đề về tính khả thi của đề án: “Thực hiện đề án về SGK theo tôi phải kèm theo hai đề án nữa để đạt chuẩn đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. SGK theo đề án mới có cả tham quan, thực địa hội thảo, giao lưu.
Bao nhiêu trường có đủ kinh phí, cơ sở vật chất thực hiện, bao nhiêu giáo viên có đủ năng lực để thực hiện đại trà? Thậm chí phải đổi mới cả chương trình của các trường sư phạm mới làm được. Điều này làm tôi chưa yên tâm”.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết băn khoăn về vấn đề cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đã được bàn thảo, cân nhắc rất nhiều.
Tuy nhiên, để đổi mới căn bản giáo dục, Chính phủ hiện có đến 18 đề án khác nhau, trong đó có đề án về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, đổi mới trường sư phạm và mong đại biểu yên tâm.
Ông Luận cũng thông tin thời gian qua Bộ GD-ĐT đã thử nghiệm một số chương trình mới trong giảng dạy rộng khắp trên cả nước và nhận thấy giáo viên vùng xa vùng sâu tuy có bỡ ngỡ bước đầu nhưng sau đó bắt kịp nhanh, thậm chí “bắt nhịp cái mới còn nhanh hơn cả giáo viên thành thị”.
Một băn khoăn không nhỏ của nhiều đại biểu là chương trình SGK mới liệu có “phủ nhận sạch trơn” những ưu việt của SGK đang sử dụng.
Theo đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông), phải đổi mới chừng mực và thận trọng ở từng cấp học, không nên làm cuốn chiếu quá nhanh để học sinh quen dần và có sự kiểm nghiệm chương trình mới.
Đại biểu Hạnh cũng đề nghị phải công khai lấy ý kiến xã hội ngay từ giai đoạn đầu để khi thành chương trình cứng, khi SGK mới đã thành pháp lệnh thì sẽ có sự đồng thuận cao của xã hội.
[poll width="400px" height="300px"]30[/poll]
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận