16/11/2012 07:00 GMT+7

Sa kê: lạ miệng, ngon và bổ dưỡng

TS.BS TRẦN BÁ THOẠI
TS.BS TRẦN BÁ THOẠI

TT - Sa kê, gọi theo tên Thái Lan, sách vở gọi là trái bánh mì vì phần nạc vàng mịn như khoai tây và thơm như bánh mì nóng. Ở nhiều vùng nhiệt đới, sa kê là thức ăn chủ lực.

Sa kê rất giàu tinh bột, được dùng nhiều cách như chiên, xào, nướng, luộc. Khi được nấu nướng, sa kê thơm như khoai tây chiên hay bánh mì nóng. Nếu để chín sa kê ăn ngọt như chuối vì tinh bột chuyển thành đường.

bG6RPh4f.jpgPhóng to
Món sa kê trăm hoa - Ảnh: T.B.T.

Cứ 100 gam sa kê tươi sống sẽ cung cấp được: năng lượng 103 kcal, bột đường 27,12 gam; đường ngọt 11 gam; chất xơ 4,9 gam; chất béo 0,23 gam; đạm 1,07 gam; nước 70,65 gam, vitamin B1 0,110mg (10%), riboflavin (vit. B2) 0,030mg (3%); niacin (vit. B3) 0,9mg (6%); pantothenic acid (B5) 0,457 mg (9%); vitamin B6 0,1mg (8%); choline 9,8mg (2%); vitamin C 29mg (35%); vitamin E 0,1mg (1%); vitamin K 0,5μg (0%). (Nguồn: USDA Nutrient Database)

Tại cố hương của cây sa kê có bốn món ăn thông dụng: (1) Sa kê nướng lá chuối: sa kê đã luộc hoặc mứt sa kê lên men trộn với nước cốt dừa đem gói lá chuối rồi nướng. (2) Thịt um trong quả sa kê: sa kê nguyên trái khoét bớt ruột rồi dồn thịt, bơ, đường, gia vị... đem đun chín (tương tự món gà nấu trong quả bí rợ). (3) Sa kê nghiền cá thu, dầu ôliu và hành tỏi... (4) Mứt sa kê lưu cữu: sa kê thường thu hoạch rộ trong mùa vụ, cư dân có cách bảo quản trái độc đáo là đem trái sa kê đã được rửa sạch, gọt vỏ ủ vào những chum sạch lót lá cho lên men trong nhiều tuần lễ. Sản phẩm là một loại mứt hồ sệt, ngọt ngọt, chua chua...

Ở VN, gần đây nhiều quán ăn, nhà hàng đã có giới thiệu các món ăn từ sa kê trồng trong nước. Thông dụng và ngon nhất có lẽ là sa kê chiên bơ: trái sa kê được gọt vỏ, thái thành thỏi cỡ ngón tay (như khoai tây), nhúng bột rồi đem chiên bơ. Ngoài ra, còn món ngon khác là gỏi trộn sa kê: sa kê luộc hoặc hấp được thái nhỏ và đem trộn tôm, thịt, đậu, tiêu, gia vị và càri sa kê: sa kê được dùng thay thế khoai tây, khoai sọ để nấu món càri...

Trong dân gian, người ta bày nhau sử dụng lá sa kê già còn tươi, sắc lấy nước uống để trị phù thũng hay viêm gan, vàng da. Lá sa kê còn được cho là có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút... Tuy nhiên, hiện chưa có tài liệu, nghiên cứu khoa học bài bản cũng như một chứng cứ thực nghiệm nào cho thấy sa kê có những tác dụng dược lý như truyền miệng.

Người viết bài, hoạt động trong lĩnh vực nội tiết và dinh dưỡng, xin bàn bốn ý: một là sa kê dễ trồng, chịu được khí hậu nhiệt đới, có thể sống trên nhiều loại đất kể cả đất đồi, đất sỏi bạc màu và cả đất nhiễm mặn; hai là sa kê là cây lương thực cho năng suất khá cao; ba là trái sa kê có thể chế biến ra nhiều loại thức ăn ngon, hợp khẩu vị và có giá trị dinh dưỡng tốt; bốn là cây sa kê cũng khá đẹp, cho bóng mát tốt, có thể trồng ở vườn, trong công viên hay trên hè phố.

TS.BS TRẦN BÁ THOẠI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp