Rượu bia nhiều là thói quen không tốt, nên hạn chế - Ảnh: Quang Định
* Bé nhà tôi 8 tuổi, thỉnh thoảng ngứa và quen gãi ở khu vực hậu môn. Tôi không biết trẻ nhỏ có khả năng bị ung thư hậu môn không? Cảm ơn bác sĩ (Linh, anhmaivang@...)
- Rất ít khả năng bạn nhé, tình trạng này thường do nhiễm ký sinh trùng, giun tóc, kim…cần tẩy giun cho bé định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
* Tôi là đàn ông, vì tính chất công việc thường xuyên phải uống bia rượu nhiều. Liệu uống nhiều rượu bia có nguy cơ bị ung thư hậu môn không (Minh, minhtran@...)
- Không. Nhưng đây là thói quen không tốt, bạn nên hạn chế.
*Ung thư hậu môn có di căn vào những bộ phận nào của cơ thể như các loại ung thư khác không? (Phạm Thị Khuyên, vanhkhuyen@...)
-Có. Di căn gần thì các vùng mô lân cận, thậm chí xa hơn là toàn cơ thể.
*Ung thư hậu môn nếu phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi không? (Trần Quốc Bình, binhtrannghean@...)
-Nếu phát hiện sớm sẽ có kết quả điều trị tốt, tỉ lệ chữa khỏi cao.
*Bác sĩ cho hỏi nếu phát hiện bệnh ung thư hậu môn ở giai đoạn cuối thì thời gian sống còn bao lâu? (Trần Hải Ngọc, haingoc11@...)
-Không thể nói cụ thể được.tùy theo tế bào gì,có di căn xa chưa,đã điều trị những phương pháp nào chưa. Ung thư hậu môn được chia làm 2 nhóm là ung thư biểu mô tế bào vảy và nhóm các bệnh ung thư hậu môn khác không phải tế bào vảy. Trong đó, bệnh nhân ung thư hậu môn tế bào vảy có tiên lượng sống tốt hơn, khoảng 21% so với cơ hội sống.
*Tôi bị nổi cục nhỏ ở hậu môn, tôi rất lo lắng, không biết có phải bị ung thư không? (Minh Hiền, hiennhucotam@...)
-Triệu chứng này chưa đủ kết luận, bạn không quá lo lắng,cần đi khám chuyên khoa để an tâm hơn.
*Bệnh nhân mắc bệnh ung thư hậu môn thì phương pháp điều trị như thế nào? (Trần Phương, phuonghandsome@...)
-Tùy theo giai đoạn của bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau: phẫu thuật, hóa trị ,xạ trị hoặc phối hợp các phương pháp trên.
* Em là nam giới, 28 tuổi. Hiện đã lập gia đình có 1 bé trai 8 tháng tuổi. Em có tiền sử bị viêm loét thành tá tràng và mới đây qua thăm khám tại bệnh viện quận Bình Thạnh thì dương tính với virut HP ạ.
Thời gian gần đây ngoài việc thỉnh thoảng có ợ chua và trào ngược dạ dày thì em xuất hiện tình trạng đau phía bụng dưới rốn, nhất là mỗi lần buồn đại tiện. Hơn nữa thì em theo dõi thấy có vẻ như hệ tiêu hoá em làm việc không được tốt, thức ăn không tiêu hóa được. Điển hình là các loại rau xanh gần như không được tiêu hoá.
Vậy kính mong các bác sĩ tư vấn giúp em đấy là biểu hiện của chứng bệnh gì và nên thăm khám, điều trị ở đâu ạ. (Đặng Hữu Nguyên, dhnguyen.tc@...)
-Bạn cũng không nên lo ngại lắm, nhiễm HP vẫn có thể chữa khỏi được. Nhưng bạn cần đi khám định kì.
* Mẹ tôi năm nay 54 tuổi, bị ung thư hậu môn giai đoạn đầu và đã phẫu thuật. Liệu bệnh của mẹ tôi có bị tái phát hay di căn không bác sĩ, vì tôi được biết những loại ung thư khác thường di căn. Cảm ơn bác sĩ (Lê Thanh Nhàn, Long An, cobedangyeu@...)
- Ung thư hậu môn có di căn. Di căn gần tại chỗ, các mô lân cận hoặc thậm chí di căn xa toàn cơ thể.
* Quan hệ tình dục với nhiều người là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn có đúng không bác sĩ? (Thu Hoài, Miencattrang94@...)
- Sẽ là yếu tố nguy cơ nếu bạn quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
* Tôi có tiền sử bị trĩ. Tôi lo sợ mình có nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn nhưng lại không biết phòng tránh như thế nào? Rất mong được bác sĩ tư vấn cách để phòng ngừa (Lê Quốc Nam, 48 tuổi, Khánh Hòa, vietanhdienquang@...)
- Đây cũng là yếu tố nguy cơ, nên cần khám định kì để biết xử lí kịp thời.
* Gia đình tôi có người thân vừa xạ trị ung thư hậu môn. Tôi muốn hỏi bác sĩ sau xạ trị ung thư hậu môn, bệnh nhân có cần cách li với trẻ em và người mang thai không? ( Lê Khánh Hòa, littlemonkey@...)
- Không cần bạn nhé.
* Tôi là bệnh nhân ung thư hậu môn và đã được phẫu thuật. Tôi được nhiều người hướng dẫn là nên sử dụng nấm lim xanh và cây xạ đen để chữa bệnh này. Tôi cũng không biết rõ về tác dụng của những loại cây này. Bác sĩ có thể cho tôi biết có đúng là các loại cây đó chữa được bệnh này không ? (Nguyễn Thị Hà, Hà Tĩnh, congaisonglam@...)
- Cây xạ đen có tác dụng hỗ trợ trong điều trị ung bướu. Tuy nhiên, việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là an toàn nhất.
* Tiêm chủng ngừa HPV có tỉ lệ ngăn ngừa ung thư hậu môn cao không, thưa bác sĩ? (Phạm Ngọc Ánh, 25 tuổi, Vũng Tàu, ngocanhfashion@...)
- Chưa thấy công trình nào công bố.
* Sau khi phẫu thuật để xử lí ung thư hậu môn, việc đại tiện của bệnh nhân sẽ như thế nào ạ? (Nguyễn Minh Trí, Bình Định, minhtri231982@...)
- Phụ thuộc vị trí, giai đoạn ung thư và điều trị như thế nào, phẫu thuật có tổn thương cơ vòng hậu môn không. Có thể cân nhắc đặt hậu môn nhân tạo tạm thời hoặc vĩnh viễn theo hướng dẫn phù hợp từ bác sĩ điều trị.
* Có mẹo nào làm chậm quá trình di căn của ung thư hậu môn không bác sĩ? (Phan Thị Hà, haphanketoan@...)
- Không có bạn nhé. Quá trình di căn phụ thuộc giai đoạn bệnh, chẩn đoán sớm hay muộn mà thôi.
* Thời gian gần đây, tôi thường đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, hình dạng phân thay đổi và có cảm giác buồn nhưng không rặn ra được, có khi nào đây là dấu hiệu của ung thư không? (Trần Thu Hoài, TP.Vũng Tàu, maytinhhoaithang72@...)
- Chưa loại trừ. Khuyên bạn cần đi khám chuyên khoa.
* Bác sĩ cho hỏi, muốn biết có phải ung thư hậu môn không thì kiểm tra tốn bao nhiêu tiền? ( Lê Văn Đức, ducle3728@...)
- Tùy cơ sở khám, điều trị. Tầm soát ung thư là một quá trình lâu dài và tuân theo đúng hướng dẫn của các tổ chức ung thư, chứ không phải là làm một hay vài lần là đủ.
Vì vậy tiêu chí lựa chọn một bệnh viện để tầm soát phù hợp với bản thân bạn bao gồm sự kết hợp nhiều yếu tố: vị trí địa lý, khả năng kinh tế, phương tiện của bệnh viện, khả năng duy trì theo dõi lâu dài của bạn ở bệnh viện đó…
Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn thời điểm bắt đầu quá trình tầm soát cũng như lựa chọn các dịch vụ chăm sóc đi kèm ở các bệnh viện để đưa ra.
* Bác sĩ cho tôi hỏi, ung thư hậu môn ở giai đoạn đầu, và đã điều trị thì có ảnh hưởng đến các bộ phận khác của đường tiêu hóa và cơ thể không? (Lê Thị Phương, congaimequynh@...)
- Hầu như ít ảnh hưởng nhiều. Tùy vô điều trị (phẫu Thuật) như thế nào thì mới có thể kết luận được.
* Tôi từng đọc thấy thông tin là bệnh sùi mào gà có khả năng tiến triển thành ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn. Thông tin này có đúng không ạ? (Nguyễn Thành Quang, thanhquangnguyen442@...)
- Bệnh ung thư cổ tử cung và sùi mào gà phần lớn do virus HPV gây nên. Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi nên được chích ngừa HPV nếu chưa nhiễm. Nên chích ngừa sớm để đạt được hiệu ứng miễn dịch tốt nhất.
* Chi phí điều trị ung thư đại trực tràng như thế nào? (Nguyễn Trần Hà Anh, Cần Thơ, Nguyenhaanh@...)
- Tùy cơ sở khám, điều trị. Điều trị ung thư là một quá trình lâu dài và tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, phác đồ điều trị, phương pháp áp dụng cũng như lựa chọn các dịch vụ chăm sóc đi kèm.
* Hiện nay có những phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng nào? (Nguyễn Thị Trang, TP.HCM , Nguyenhaanh@...)
- Phẫu thuật hiện là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị ung thư đại trực tràng. Tùy theo u ở giai đoạn nào, mà sẽ cắt polyp tại chỗ qua nội soi ống mềm, hay cắt đoạn đại tràng, trực tràng kèm nạo vét hạch qua mổ mở, hay phẫu thuật nội soi.
Khi ung thư tiến triển, phẫu thuật chủ yếu là cắt giảm khối ung thư, có thể phải mở thông đại tràng ra da hoặc nối tắc trong những trường hợp không cắt được.
Bên cạnh đó, hóa/xạ trị cũng được áp dụng theo phác đồ điều trị của Bác sĩ đưa ra theo từng loại bệnh.
* Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng ở giai đoạn 1 có thể điều trị khỏi hoàn toàn không thưa bác sĩ? (Trương Văn Thiện, TP.HCM, Thien@...)
- Tiên lượng sống phụ thuộc nhiều yếu tố. Tỉ lệ sống 5 năm cho bệnh nhân ung thư tại chỗ (không có bất kỳ dấu hiệu ung thư nào ăn lan ra khỏi đại trực tràng: giai đoạn I, IIA và IIB) của đại tràng và trực tràng lần lượt là 90%, 89%; xâm lấn vùng (ung thư ăn lan ra khỏi thành đại trực tràng tới cấu trúc lân cận hoặc di căn hạch: giai đoạn IIC, III) là 71% và 70%; di căn xa (gan, phổi, hạch ở xa: giai đoạn IV) là 14% và 15%.
Gộp tất cả các giai đoạn, tỉ lệ sống 5 năm của ung thư đại tràng và trực tràng lần lượt là 64% và 67%.
* Tại sao nữ giới lại có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thấp hơn nam giới? (Nguyễn Ngân Anh, TP.HCM, Ngânanhbaba@...)
- Phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống sinh hoạt. Nam giới thường uống rượu bia, hút thuốc...Tuy nhiên, nhóm nguy cơ bị ung thư đại trực tràng có cả nam và nữ.
+ Nhóm nguy cơ trung bình: người lớn từ 45-75 tuổi không có triệu chứng liên quan ung thư đại tràng, không có tiền sử gia đình ung thư đại trực tràng.
+ Nhóm nguy cơ cao: tiền sử gia đình có hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền (đa polyp tuyến gia đình…), tiền sử gia đình mắc ung thư hoặc polyp đại trực tràng, bệnh sử cá nhân bị ung thư hoặc polyp tuyến đại trực tràng, bệnh sử cá nhân bị viêm ruột mạn tính (viêm loét đại tràng, crohn).
* Vai trò của vấn đề khám sàng lọc, phát hiện sớm ung thư đại trực trang? (Tạ Ngọc Quý, Cần Thơ, Quyngocta@...)
- Rất quan trọng, nếu phát hiện sớm thì điều trị kết quả, đỡ tốn kém tiền bạc, thời gian và sức lực.
* Các kỹ thuật khám sàng lọc bệnh ung thư đại trực tràng hiện nay? (Trần Trung Nghĩa, TP.HCM, Nghiasaigon@...)
- Gồm khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm, nội soi...
* Tôi thường xuyên bị đau âm ỉ ở vùng bụng dưới và đi tiêu bất thường? Vậy tôi có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng không? (Nguyễn Thị Vân Anh, Cần Thơ, Vananhvananh@...)
- Đây mới chỉ là nghi ngờ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau âm ỉ ở vùng bụng dưới và đi tiêu bất thường. Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ ràng.
Ở giai đoạn sau, các triệu chứng có thể gặp như thay đổi thói quen đi cầu, táo bón, tiêu chảy, cảm giác đi không hết phân, máu trong phân, phân dẹt, cảm giác khó chịu ở bụng như chướng bụng, dầy hơi, quặn bụng … sụt cân, mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt không giải thích được.
Tuy nhiên, những thay đổi này có thể gây ra bởi những bệnh lý nội khoa, đặc biệt là thói quen đi cầu, đầy hơi, khó chịu ở bụng.
* Có phải phát hiện ung thư đại trực tràng bằng phương pháp quan sát phân đúng không thưa bác sĩ? (Bùi Hoàng Lệ, Cà Mau, Hoangle_24@...)
- Chưa đủ để kết luận. Cần quan sát các triệu chứng có thể gặp như thay đổi thói quen đi cầu, táo bón, tiêu chảy, cảm giác đi không hết phân, máu trong phân, phân dẹt, cảm giác khó chịu ở bụng như chướng bụng, dầy hơi, quặn bụng … sụt cân, mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt không giải thích được.
Tuy nhiên, những thay đổi này có thể gây ra bởi những bệnh lý nội khoa, đặc biệt là thói quen đi cầu, đầy hơi, khó chịu ở bụng.
* Tôi bị đau bao tử nhiều năm liền có nguy cơ mắc ung thư trực tràng không? (Trần Thị Năm, Ninh Thuận, Letho@...)
- Rất ít bạn nhé.
* Khi đi ngoài, tôi thấy xuất hiện có lẫn máu đen, phân có máu sẫm bất thường và trong phân có chứa các thành phần nhớt như dầu, vậy đây có phải là dấu hiệu của ung thư trực tràng? (Nguyễn Kim Tín, Vĩnh Long, tinkimnguyen@...)
- Đây cũng là dấu hiệu nghi ngờ nhưng chưa đủ. Bạn cần theo các triệu chứng có thể gặp như thay đổi thói quen đi cầu, táo bón, tiêu chảy, cảm giác đi không hết phân, máu trong phân, phân dẹt, cảm giác khó chịu ở bụng như chướng bụng, dầy hơi, quặn bụng … sụt cân, mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt không giải thích được.
Tuy nhiên, những thay đổi này có thể gây ra bởi những bệnh lý nội khoa, đặc biệt là thói quen đi cầu, đầy hơi, khó chịu ở bụng.
* Hơn 3 tháng nay, tôi rơi vào trạng thái chán ăn, sụt cân, vậy tôi có nguy cơ bị ung thư trực tràng không? (Lê Dương Khoa Nam, Cần Thơ, Duongkhoanam114@...)
- Có nhiều nguyên nhân gây chán ăn, sụt cân. Bạn không nên quá lo lắng, cần thiết thì đi khám sẽ tốt hơn. Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ ràng.
Ở giai đoạn sau, các triệu chứng có thể gặp như thay đổi thói quen đi cầu, táo bón, tiêu chảy, cảm giác đi không hết phân, máu trong phân, phân dẹt, cảm giác khó chịu ở bụng như chướng bụng, dầy hơi, quặn bụng … sụt cân, mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt không giải thích được.
Tuy nhiên, những thay đổi này có thể gây ra bởi những bệnh lý nội khoa, đặc biệt là thói quen đi cầu, đầy hơi, khó chịu ở bụng.
Bạn nên quan sát thêm.
* Tôi bị ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm, đã mổ cắt 15cm khối u vào tháng 12-2018. Tuy nhiên sau mổ 2 tháng tôi đi cầu chảy máu, tôi đến BV ở Hà Nội để nội soi kiểm tra thì phát hiện u sùi ở vị trí mối nối đại tràng, và nguyên nhân chảy máu ở vị trí u sùi, đồng thời sinh thiết khẳng định không còn ác tính nữa.
Tháng 3-2019, sau 3 tháng mổ, tôi làm xét nghiệm, siêu âm tổng quát và XQ ngực ở TP.HCM đều xác định tốt, bác sĩ chỉ định không cần hóa trị và tiếp tục theo dõi, tái khám định kỳ.
Hiện nay tôi ăn uống, sinh hoạt bình thường, không đau bụng và đi vệ sinh đang dần dần vào nếp, tuy thỉnh thoảng vẫn bị táo bón, kích thước phân không đều.
Xin hỏi Bác sĩ tôi có phải mổ tiếp hay dùng biện pháp nào khác, chế độ ăn uống, dinh dưỡng và dùng thuốc như thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ. (Đinh Hữu Sỹ, huusy14011969@...)
- Đây là ca hay, kết quả tốt. Nhưng cần khám, theo dõi tốt để xử lí kịp thời nếu có dấu hiệu xấu.
Trong quá trình điều trị ung thư đại tràng, để hạn chế tổn thương niêm mạc đại tràng, bạn cần hạn chế các thực phẩm có chất xơ dạng sợi, thay vào đó nên bổ sung thực phẩm có chất xơ hòa tan (VD: nước ép rau củ quả).
Chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo cơ thể nhận được đủ năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng và giảm tải cho hệ tiêu hóa. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ. Trên đây là những nguyên tắc chung trong việc thực hành ăn uống cho các bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Tùy theo kết quả đánh giá tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của cá nhân, các nhân viên y tế sẽ có pháp đồ điều trị riêng và cụ thể hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì tâm lý ổn định, tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động ngoài trời khác để củng cố sức khỏe.
Trước mắt chúc mừng bạn…
* Tôi muốn biết có thực phẩm nào có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư hậu môn không, nếu có rất mong bác sĩ chỉ giúp để gia đình tôi biết và tránh. Cảm ơn bác sĩ (Ngô Thị Mai, TP.HCM, maintsaigon@...)
- Hầu như không có loại nào rõ ràng, tránh thực phẩm nóng, gây táo bón thường xuyên mà thôi.
* Tôi muốn đi xét nghiệm tầm soát ung thư hậu môn, nhưng không biết nên đi xét ở đâu thì tốt. bác sĩ có thể tư vấn giúp không ạ Ngô Phương Lan, Bình Định, Phuonglanngobd@...)
- Đến các cơ sở y tế cấp tỉnh/TW có chuyên khoa ung bướu.
* Tôi có nghe nói ung thư hậu môn có liên quan đến virut HPV và HIV, vậy quan hê tình dục có ảnh hưởng như thế nào đến loại ung thư này , thưa bác sĩ? (Ngọc Bảo, ngocbao8547@...)
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn nguy hiểm vì hậu môn thiếu chất bôi trơn tự nhiên mà âm đạo có. Vi khuẩn và virus rất dễ xâm nhập vào máu, dẫn đến lây lan các bệnh truyền nhiễm như HIV.
Nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ bằng cách này cao gấp 30 lần quan hệ qua âm đạo. Ngoài ra, virus papillomavirus ở người (HPV) xâm nhập cũng có thể dẫn đến mụn cóc hậu môn và ung thư hậu môn.
* Anh trai tôi bị ung thư hậu môn, đã phẫu thuật. Bác sĩ cho tôi hỏi, liệu có biến chứng gì sau phẫu thuật không? (Nguyễn Thanh Thiện, thientn83@...)
- Sẽ có biến chứng, sớm hay muộn mà thôi, có thể là biến chứng tại chỗ, tại vùng hoặc di căn xa.
* Em được biết hiện nay có phương pháp phẫu thuật ung thư mà vẫn bảo toàn hậu môn, không phải thay thế bằng hậu môn giả, vậy chi phí có cao không? (Thu Vân, Thanh Hóa, canhchimhaiau36@...)
- Có nhưng tùy giai đoạn bệnh mà có chi phí phù hợp.
* Tôi nghe nói ung thư hậu môn có loại không xảy ra trong hậu môn, mà xảy ra ở vùng da xung quanh hậu môn và vùng da tay, da mặt. Điều này có đúng không bác sĩ? Và làm sao để biết được những đặc điểm đó là ung thư hậu môn, vì nhiều khi tôi chỉ nghĩ đó là bệnh về da liễu? (Trần Hải Hoa, 33 tuổi, Hà Nội, cokhihaihoaht@...)
- Đúng nhưng cũng có thể không phải là ung thư. Cần làm các xét nghiệm, giải phẫu bệnh chính xác hơn.
* Em hiếm khi nghe đến ung thư hậu môn. Không rõ vì em không biết hay đây là bệnh ít khi mắc phải. Bác sĩ có thể giải đáp giùm không ạ? (Danh Thái, Nghệ An, traimientaynghean37@...)
- Ung thư hậu môn là một loại ung thư hiếm gặp xảy ra trong ống hậu môn. Ống hậu môn là một ống ngắn ở cuối trực tràng của bạn mà qua đó phân đi ra khỏi cơ thể.
Ung thư hậu môn rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 4 - 5% của ung thư đường ruột. Nhưng nguy cơ phát triển ung thư hậu môn xuất hiện ngày càng tăng.
* Bác sĩ cho em hỏi, bệnh nhân bị ung thư hậu môn ở giai đoạn 1, thì có thể kéo dài sự sống được bao lâu nếu điều trị theo đúng phác đồ? (Lê Thanh Thủy, TP.HCM, thuythanhle1986@...)
- Nếu giai đoạn đầu và theo đúng phác đồ điều trị thì rất Tốt, có thể khỏi.
* Ra dịch bất thường từ hậu môn có phải là dấu hiệu của ung thư hậu môn không bác sĩ? (Nguyễn Thị Thắm, Quảng Bình congaiquengheo@...)
- Chưa hẳn. Triệu chứng ung thư hậu môn tương tự như của bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích và nhiều bệnh đường tiêu hóa. Các triệu chứng:
+ Thay đổi thói quen đi cầu
+ Chảy máu từ hậu môn trực tràng
+ Đau, cảm giác nặng ở hậu môn
+ U gần hậu môn
Đôi khi bệnh nhân có thể són phân hoặc ngứa hậu môn.
Bạn nên kiểm tra thêm.
* Thưa bác sĩ, ung thư hậu môn thường di căn đến đâu và di căn nhanh hay chậm ạ? ( Trần Văn Tiến, Thanh Hóa, tienstudio36@...)
- Thường dc đến các cơ quan khác. Tại chỗ, tại vùng, hoặc xa như gan, phổi…
* Mới đây tôi thấy tuyến hạch quanh hậu môn và bẹn tự dưng nổi cục to. Tôi đang định đi khám nhưng vì chỗ kín nên cũng hơi ngại. Không biết có phải đó là dạng khối u không? (Hồ Minh Thiện chimtrangmocoi@..)
- Bạn không nên ngại ngùng gì, cần đi khám sớm để có kết quả chữa trị tốt.
* Trĩ và ung thư hậu môn đều bị ở hậu môn. Tôi thắc mắc là dấu hiệu của trĩ và ung thư hậu môn có giống nhau không?
- Triệu chứng ung thư hậu môn tương tự như của bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích và nhiều bệnh đường tiêu hóa. Các triệu chứng:
+ Thay đổi thói quen đi cầu
+ Chảy máu từ hậu môn trực tràng
+ Đau, cảm giác nặng ở hậu môn
+ U gần hậu môn
Đôi khi bệnh nhân có thể són phân hoặc ngứa hậu môn.
Bạn nên thăm khám tầm soát để có hướng điều trị đúng
* Thời gian gần đây, thỉnh thoảng tôi bị ngứa hậu môn. Tôi rất lo lắng, không biết có phải đó là dấu hiệu của ung thư thư hậu môn không?
- Rất ít khả năng. Thường do viêm nhiễm ký sinh trùng.
* Ung thư hậu môn có điều trị bằng phương pháp đông y được không ?
- Không.
* Bệnh ung thư hậu môn có biến chứng gì, thưa bác sĩ?
- Có nhiều biến chứng như chảy máu, tắc ruột, di căn xa đến cơ quan khác….
Bác sĩ cho tôi hỏi làm sao để nhận biết được những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh ung thư hậu môn là gì? (Trần Thị Oanh, Hà Nội, oanhfe@... )
Thỉnh thoảng lúc đi vệ sinh, tôi cảm giác khó đi, phân có lẫn máu, không biết đây có phải là dấu hiệu đầu của ung thư hậu môn không? ( Lê Thị Huyên, huyenle92@...)
- Triệu chứng ung thư hậu môn tương tự như của bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích và nhiều bệnh đường tiêu hóa. Các triệu chứng:
+ Thay đổi thói quen đi cầu
+ Chảy máu từ hậu môn trực tràng
+ Đau, cảm giác nặng ở hậu môn
+ U gần hậu môn
+ Đôi khi bệnh nhân có thể són phân hoặc ngứa hậu môn.
Để phòng ngừa ung thư hậu môn cũng như bệnh trĩ, mỗi ngày chỉ cần rửa khu vực hậu môn bằng nước sạch hay có cần dùng dung dịch gì để rửa sạch không bác sĩ? (Nguyễn Thị Thắm, thamnguyenvungtau@... )
- Rửa dung dịch không có tác dụng bạn nhé, mà phải thay đổi lối sống và tầm soát ung thư theo chỉ định của bác sĩ.
Uống nước nhiều giúp việc đào thải phân ra ngoài dễ hơn và tránh táo bón, có thể làm giảm nguy cơ ung thư hậu môn phải không bác sĩ? Nếu đúng thì có cần phải uống nhiều nước hơn bình thường không ạ, hay uống bao nhiêu là được? (Thu Trang, 25 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP.HCM, trangphan94@... )
- Không phải bạn nhé. Không có cách nào bảo đảm ngăn ngừa ung thư hậu môn nhưng có một số cách có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư hậu môn:
+ Điều chỉnh thói quen tình dục của bạn
+ Hạn chế số lượng bạn tình mà bạn có
+ Sử dụng bao cao su trong quá trình giao hợp
+ Tránh giao hợp qua đường hậu môn
+ Hãy kiểm tra thường xuyên đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục
+ Ngừng hút thuốc và tránh khói thuốc lá.
Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư hậu môn do các yếu tố khác, chẳng hạn như tiền sử gia đình hay tuổi tác, kiểm tra thường xuyên để phát hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu tiên.
Tôi bị bệnh trĩ và đang trong giai đoạn điều trị. Tôi lo lắng trĩ lâu ngày không biết có nguy cơ dẫn đến ung thư hậu môn không. Mong được bác sĩ giải đáp giùm. (Nguyễn Văn Nam, changtraicodon7428@...)
- Bạn cứ yên tâm tuân thủ điều trị bệnh trĩ cho dứt hẳn từ bác sĩ nhé.
Gần đây tôi thấy ở phần viền bên ngoài hậu môn xuất hiện các u cục nhỏ li ti, sờ vào có cảm giác những cục đó hơi trồi lên. Đó có phải dấu hiệu ung thư không ạ? (Trần Quốc Trung, quoctrungtran789@...)
- Triệu chứng ung thư hậu môn tương tự như của bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích và nhiều bệnh đường tiêu hóa. Trường hợp của bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra, điều trị kịp thời nhé.
Theo tôi biết thì người già mới bị mắc bệnh ung thư hậu môn. Bác sĩ cho hỏi, những người trẻ thì nguy cơ mắc bệnh thấp hơn, hay là không bị bệnh này? Nhóm tuổi nào là dễ mắc bệnh này nhất? (Trần Minh Thìn, 42 tuổi, dogothinchien@...)
- Ung thư hậu môn rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 4 - 5% của ung thư đường ruột. Nhưng nguy cơ phát triển ung thư hậu môn xuất hiện ngày càng tăng. Cần duy trì lối sống lành mạnh để hạn chế tối đa nguy cơ bạn nhé!
Phương pháp nào để chẩn đoán ung thư hậu môn chính xác nhất vậy bác sĩ? (Trần Đình Phú, BR- VT, Dinhphuhotel@...)
- Nội soi theo chỉ định bạn nhé.
Tôi nghe nói ung thư hậu môn sẽ phải sử dụng hậu môn giả thay thế. Có phải trường hợp nào cũng phải thay thế hậu môn giả không, thưa bác sĩ? ( Lê Thị Minh, Tây Ninh, banhtrangtayninh@...)
- Không phải bạn nhé, phải tùy thuộc giai đoạn và phẫu thuật như thế nào!
Có phải các trường hợp liên quan đến ung thư hậu môn đều do nhiễm HPV không, thưa bác sĩ? (Minh Đức, 28 tuổi, ducminhpro@... )
- Giống như hầu hết các bệnh ung thư, ung thư hậu môn có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Một số bệnh nhân có nhiều nguy cơ phát triển ung thư hậu môn hơn những người khác. Yếu tố nguy cơ ung thư hậu môn bao gồm:
+ Nhiễm vi rút HPV: HPV có mặt trong hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc nhiều hơn 5 bạn tình trong suốt cuộc đời làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm HPV qua đường hậu môn.
+ Vi rút HIV làm tăng nguy cơ cao bị ung thư hậu môn.
+ Hoạt động tình dục bừa bãi và giao hợp qua đường hậu môn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn. Không sử dụng bao cao su cũng có thể đặt bạn vào nguy cơ.
+ Hút thuốc: Hút thuốc có nhiều khả năng phát triển ung thư hậu môn, ngay cả khi bỏ hút thuốc lá.
+ Suy giảm miễn dịch: Hệ thống miễn dịch suy yếu ngăn cơ thể chống lại bệnh ung thư hậu môn. Điều này thường gặp nhất ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc những người đã ghép tạng.
Tuổi già: Hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn xảy ra ở bệnh nhân trên 50 tuổi.
Tôi bị nghiện thuốc lá, nhiều lần cai nhưng chưa được. Tôi có nghe một số người nói hút thuốc lá nhiều có thể dẫn đến ung thư hậu môn. Nhưng tôi thấy thuốc lá thì thường ảnh hưởng đến phổi, chứ thuốc lá và hậu môn lại không có mối liên hệ gì đến nhau, bác sĩ cho hỏi liệu hút thuốc nhiều có bị ung thư hậu môn không? Lê Quốc Đạt, datletiger@...)
- Cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi. Thực sự trong khói thuốc có hàng trăm chất độc hại tác động đến các cơ quan trong cơ thể, như hô hấp, tim mạch, tiêu hóa và không loại trừ hậu môn; cho nên hút thuốc nhiều cũng có thể là tác nhân gây ung thư hậu môn.
Em là gay, mỗi lần quan hệ tình dục chỉ có cách quan hệ bằng đường hậu môn. Em cũng có tìm hiểu và biết điều này có thể dẫn đến ung thư hậu môn về sau. Bác sĩ tư vấn giúp em, quan hệ qua đường hậu môn có ảnh hưởng gì và muốn giảm nguy cơ ung thư hậu môn do quan hệ qua đường hậu môn thì phải làm sao? (Đình Quý, changtraiquengheo@...)
- Nên quan hệ tình dục an toàn: hạn chế số lượng bạn tình, bạn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, tránh tình dục qua đường hậu môn và thường xuyên được xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Theo em biết thì vaccine ngừa HPV có chức năng phòng ngừa bệnh ung thư hậu môn, vậy tiêm loại vaccine này thì phải có điều kiện gì để tỉ lệ phòng ngừa cao nhất, vì nghe nói với các bạn nữ là phải tiêm trước 26 tuổi. Em là nam giới. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều (Phan Thanh Sơn, Bắc Giang, thanhson.phan93@...)
- Tiêm chủng ngừa HPV chấp thuận cho cả phụ nữ và nam giới trong độ tuổi từ 9 đến 26. Việc này sẽ bảo vệ con người khỏi một số loại HPV thường gây ung thư hậu môn.
Bác sĩ cho biết ung thư hậu môn thì có phân ra u lành, u ác như các loại ung thư khác không và ung thư hậu môn có những loại nào? Cảm ơn bác sĩ, Nguyễn Đình Anh, anhnguyen.dinhnmt@...)
- Ung thư hậu môn cũng giống các loại ung thư khác, có phân ra lành và ác tính. Vì vậy, tùy mức độ biệt hóa và tế bào sẽ chia thành nhiều loại khác nhau.
Mẹ em ở giai đoạn đầu của ung thư hậu môn, đã cắt bỏ khối u cách đây 3tháng. Như vậy đã khỏi bệnh chưa bác sĩ? ( Lê Quang Minh, anhsangdoitoi@...)
- Tình trạng mẹ bạn chưa khỏi, nên phải theo dõi sau mổ bạn nhé!
Việc phẫu thuật để lấy tế bào ung thư ở ống hậu môn có khó khăn không bác sĩ? Và liệu có lấy được hết tế bào ung thư không ? (Vũ Văn Minh, cayxuongrong.vvm@...)
- Quan trọng bệnh ở giai đoạn sớm hay muộn nhé bạn. Nếu muộn thì khoét hậu môn và mở hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.
Chào bác sĩ.Năm 2015 dưới hậu môn em có xuất hiện một khối u nhỏ bằng hạt đậu xanh, em có đến bệnh viện kiểm tra bác sĩ nói em bị rò hậu môn và nói không ảnh hưởng gì, khi nào cảm thấy sưng đau thì đến. Nay là 3 năm, khối u to lên rất nhiều nhưng vẫn không có cảm giác đau hay thốn, chảy mủ. Xin phép được hỏi bác sĩ khối u của em có nguy hiểm không ạ? Nó có phải là rò hậu môn hay không? Sau này nó có phát triển lớn thêm nữa không hay bây giờ em phải đi mổ? (Ngọc Hòa, congaihatinh.38@...)
- Tình trạng của bạn thì bạn nên đi khám ngay, bạn nhé!
Người thân của gia đình em vừa phát hiện ung thư hậu môn. Em muốn hỏi phương pháp điều trị chính của ung thư hậu môn là gì ạ? (Phạm Ngọc Huy, Huyphutho.bctt@...)
- Phương pháp nào thì phải tùy giai đoạn bạn nhé
Người bệnh ung thư hậu môn cần ăn nhiều rau để có chất xơ, có đúng không bác sĩ ? (Nguyễn Thu Huệ, huenguyenninhbinh@...)
- Nếu phát hiện sớm thì chỉ cần xạ thôi là được. Nếu trễ thì phải hóa trị, phẫu thuật, gắn hậu môn giả vĩnh viễn.
Ung thư nào đáng sợ nhất? Kỹ thuật tầm soát các loại ung thư đơn giản nhất mà không xâm lấn cơ thể. (Phạm Ngọc Hải)
- Ung thư nào cũng đáng sợ bạn nhé. Tùy loại ung thư mà phương pháp tầm soát khác nhau. Với UT đường tiêu hóa, phương pháp nội soi là tiêu chuẩn vàng trên thế giới để tầm soát.
Anh trai tôi đang trong quá trình điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn 2, cũng thường có những cơn đau và chán ăn. Vậy với tình trạng này có được phép tập thể dục không bác sĩ? (Nguyễn Thị Minh Hân, Bình Định, Hanminhnt@...)
- Tôi không biết bạn đã phẫu thuật hay chưa? Có đang hóa/xạ trị gì không
Bệnh nhân ung thư đại trực tràng nên vận động, thể dục những loại nào? (Trần Nam, TP.HCM, Trannam1123@...)
- Lối sống lành mạnh, tập thể dục là tốt nhưng phải tùy vào các giai đoạn điều trị. Bạn nên có ý kiến từ bác điều trị trực tiếp sẽ có chế độ tập luyện thích hợp.
Bác tôi năm nay 63 tuổi, phát hiện ung thư đại trực tràng đã di căn gan, tình trạng sức khỏe sa sút. Bác tôi vẫn tích cực điều trị. Vậy thời gian sống tối đa là bao lâu? (Trần Thị Lụa, Đồng Nai, Tamlua0298@...)
- Chúng tôi cần phải biết bác của bạn có cắt gan chưa mới có thể đưa ra nhận định. Trường hợp này hóa trị hỗ trợ thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Rất khó để tiên lượng thời gian sống của người bệnh. Bạn nên khuyên người than cố gắng giữ sự lạc quan, sức khỏe tinh thần, dinh dưỡng tốt...
Có nên điều trị ung thư đại trực tràng ở các bệnh viên tư nhân? (Tô Hà Chi, Bình Dương, Tohachild@...)
- Hiện tại khoa ung bướu Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị Ung thư đường tiêu hóa theo tiêu chuẩn Mỹ, với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng các chuyên gia, bác sĩ nhiều kinh nghiệm. Khoa ung bướu sẽ phối hợp cùng khoa ngoại tổng quát và khoa dinh dưỡng để đưa ra phác đồ điều trị toàn diện cho bệnh nhân. Ngoài ra, việc chuẩn hóa quy trình chăm sóc trước, trong và sau phẫu thuật bằng liệu pháp "tăng cường phục hồi sau mổ" (ERAS) cũng được AIH áp dụng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH hiện là một trong những bệnh viện đa khoa quốc tế đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn Mỹ, tại tất cả các chuyên khoa.
Chi phí điều trị tùy thuộc giai đoạn bệnh, phác đồ điều trị .
Phương pháp hóa trị sẽ được áp dụng cho ung thư đại trực tràng giai đoạn mấy? (Nguyễn Thị Ánh Hồng, Bình Thuận, Anhhong_honganh@...)
- Bất cứ giai đoạn nào cũng có thể hóa trị, tùy thuộc vào tổng trạng bệnh.
Ung thư đại trực tràng không thực hiện hóa trị có được không? (Trần Thị Trâm, TP.HCM, Tramcbac@...)
- Tùy tổng trạng bệnh không thể nói được.
Khoảng bao lâu thì chúng ta nên đi tầm soát ung thư đại trực tràng một lần? (Nguyễn Hữu Nghĩa, Cà Mau, Nguyenhuunghia09@...)
- Người lớn có nguy cơ trung bình nên bắt đầu tầm sót ung thư đại trực tràng với một trong các phương pháp sau:
Nội soi đại tràng mỗi 10 năm
Chụp đối quang kép đại trực tràng mỗi 5 năm
Tìm máu ẩn trong phân mỗi năm (nội soi đại tràng là cần thiết nếu kết quả dương tính)
Nội soi đại tràng sigma mỗi 5 đến 10 năm, thường với các xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân thực hiện mỗi 1-3 năm
Nội soi đại tràng ảo mỗi 5 năm
Một số người cho toi biết uống nước ngọt có ga, góp phần tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Điều này có đúng không? (Nguyễn Thị Diệu Linh, Lâm Đồng, Dieulinhnguyencn3@...)
- Không. Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng gồm:
Bệnh viêm đường ruột (IBD bao gồm viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn)
Polyp đại tràng
Tuổi trên 50
Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng
Tiền sử ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng
Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ khác mà bạn có thể kiểm soát. Các yếu tố nguy cơ sau đây có thể được điều chỉnh:
+ Ăn chế độ ăn nhiều thịt đỏ hoặc chế biến, hoặc ăn thịt nấu chín ở nhiệt độ cao
+ Thừa cân hoặc béo phì
+ Tập thể dục không đầy đủ
+ Hút thuốc lá
+ Uống rượu.
Trước khi sàng lọc ung thư đại trực tràng có những lưu ý gì không? (Ngô Gia Huy, Đồng Nai, Huyngogia0203@...)
- Không cần lưu ý gì, tùy vào hướng dẫn của bác sĩ
Các loại phẫu thuật phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở sẽ được áp dụng cho những ai trong điều trị ung thư đại trực tràng? (Nguyễn Văn Thới, TP.HCM, Nguyenthoivan@...)
- Tùy vào giai đoạn xâm lấn khối u, tổng trạng bệnh nhân
Kết luận: "Carcinoma tuyến biệt hóa cao ở trực tràng xâm nhập mô mỡ sợi quanh trực tràng, di căn 2 hạch bóc được" có nghĩa là gì? Mong bác sĩ giải đáp. (Nguyễn Trí Tín)
- Có thể là T4AN1. M: M0 hay M1 thì chưa thấy bệnh nhân nói. Nếu M1 di căn xa thì giai đoạn rất cao. Di căn xa hay ko tùy thuộc vào CT. Cần theo sát bác sĩ điều trị để có kết quả chính xác.
Tôi bị ung thư đại tràng trái ở giai đoạn sớm, đã mổ cắt 15cm khối u vào tháng 12-12018. Sau khi hội chẩn tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), bác sĩ chỉ định không cần hóa trị, tiếp tục theo dõi và tái khám định kỳ. Hiện nay tôi ăn uống, sinh hoạt bình thường, không đau bụng và đi vệ sinh đang dần dần vào nếp.
Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi vẫn bị táo bón, kích thước phân không đều. Đầu tháng 4-2019, tôi đi nội soi thì bác sĩ kết luận mối nối bình thường, tuy nhiên còn một vài polyps nhỏ mới xuất hiện, kích thước 2-4 mm ở vùng đại tràng Sigma. Kết quả giải phẫu bệnh (sinh thiết polyps) là u tuyến ống, nghịch sản mức độ thấp.
Xin hỏi bác sĩ tôi có phải mổ tiếp hay dùng biện pháp nào khác không? Chế độ ăn uống, dinh dưỡng và dùng thuốc như thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ! (Đinh Hữu Sỹ)
- Chỉ cần cắt Polyp đó và theo dõi sát theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
* Tôi năm nay 35, từng có tiền sử đa polyp nhóm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Tôi rất lo lắng con tôi có thể bị di truyền bệnh từ tôi? (Nguyễn Thị Diễm, Hà Nội, diemthinguyen25@....)
- Thực sư có rất ít trường hợp ung thư đại trực tràng có di truyền, mà nguyên nhân rất nhiều do ăn uống, viêm nhiễm... Tuy nhiên có thể có 1 số đa polyp có tính chất gia đình do bất thường di truyền thì xác suất những người chung huyết thống sẽ cao hơn người thường. Cần phải đến bệnh viện kiểm tra, tầm soát.
* Tôi 19 tuổi, khi kiểm tra sức khỏe, nhận thấy có các polyp, tuy nhiên kích cỡ không lớn. Vậy tôi phải kiểm soát các polyp này như thế nào? (Dương Thị Trà Giang, TP.HCM, tragiangduongthi@...)
- Bạn nên đến gặp bác sĩ trực tiếp để được tư vấn và điều trị.
* Tôi từng phẫu thuật cắt polyp do bác sĩ cho rằng polyp ác tính. Tuy nhiên tôi đã cắt bỏ vài năm rồi. Vậy tôi có nguy cơ tái mắc bệnh không? (Lê Trầm, TP. HCM, Tramle1862@...)
- Có nguy cơ tái mắc bệnh bạn nhé. Bạn cần theo dõi và gặp lại bác sĩ chỉ định. Tùy vào giải phẫu bệnh polyp lần đầu như thế nào để nắm rõ hiện trạng.
* Thời gian trước, tôi thỉnh thoảng bị xuất huyết trực tràng không rõ nguyên nhân. Vậy thôi có nguy cơ mắc ung thư trực tràng không? (Ngô Tấn Đức, Hà Nội, ngotanduc@...)
- Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng bao gồn: bệnh viêm đường ruột (IBD bao gồm viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn), polyp đại tràng, tuổi trên 50, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng, t iền sử ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng...
Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ khác mà bạn có thể kiểm soát. Các yếu tố nguy cơ sau đây có thể được điều chỉnh: ăn chế độ ăn nhiều thịt đỏ hoặc chế biến hoặc ăn thịt nấu chín ở nhiệt độ cao, thừa cân hoặc béo phì, t ập thể dục không đầy đủ, hút thuốc lá, ống rượu...
Nếu xét thấy mình có nằm trong nhóm nguy cơ trên thì nên tầm soát.
* Bị đi tiêu lỏng bất thường, kéo dài trong thời gian lâu, có thể mắc ung thư đại trực tràng không? (Nguyễn Minh Châu, Hà Nội, chauNguyen@...)
- Tiêu chảy chỉ là một trong những dấu hiệu bệnh mà thôi. Đây là một dạng rối loạn đường ống tiêu hóa, nguyên nhân có thể từ: 1 là hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng (chấn thương, có khối u hoặc stress...), 2 là vấn đề từ đướng ống tiêu hóa. Bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để được kiểm tra chi tiết hơn.
* Thời gian gần đây tôi thường xuyên bị đau bụng, đau từng cơn, dữ dội và sờ thấy nổi gồ trên thành bụng. Đó có phải là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng? (Lê Văn Ninh, Tiền Giang, letNinh69@....)
- Một số triệu chứng Ung thư đại trực tràng gồm: táo bón, tiêu máu, phân lỏng hoặc tiêu chảy, máu trong phân, khó chịu ở bụng, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, chán ăn, sụt cân, đau ở bụng dưới.
Hầu hết những người bị ung thư đại trực tràng sẽ không biết cho đến khi họ được tầm soát bệnh. Đó là bởi vì hầu hết các trường hợp không có triệu chứng. Vậy nên bạn phải đến gặp bác sĩ sớm để được hướng dẫn điều trị chính xác hơn.
*Tôi từng đọc thông tin 6 người trong cùng 1 gia đình cùng mắc ung thư đại trực tràng, có người đã tử vong, có người mới phát hiện. Riêng gia đình tôi, có mẹ ruột đang bệnh ung thư đại trực tràng, nhưng phát hiện sớm và đang điều trị. Tôi rất lo lắng bản thân có di truyền bệnh này từ mẹ. Vậy tôi có nguy cơ mắc bệnh do di truyền không? (Lê Bình Phương, TP.HCM, lebinhphuong@...)
- Di truyền cũng là một yếu tố nguy cơ, bạn nên tầm soát để kiểm tra chắc chắn!
* Chào bác sĩ, tôi bị đau bên hông phải, hay chướng bụng, đi ngoài có cảm giác không hết, phân dẻo như bột.đôi lúc lại tiêu chảy.lúc trước có nội soi một lần bác sĩ bảo là bị viêm đại trang uống thuốc thì đi ngoài bình thường, không bị đau hông hay chướng bụng, khi hết thuốc thì bệnh lại. Xin bác sĩ cho biết bệnh gì? và cách chữa trị xin cảm ơn (Lê Đình Nam, 0932xxxx)
- Tình trạng của bạn là rối loạn đi cầu - một dạng rối loạn đường ống tiêu hóa, nguyên nhân có thể từ: 1 là hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng (chấn thương, có khối u hoặc stress...), 2 là vấn đề từ đướng ống tiêu hóa. Bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để được kiểm tra chi tiết hơn.
* Chào Bác sĩ. Em Nguyễn Trung Tuấn, 33 tuổi, quê Quảng Ngãi, hiện làm nhân viên văn phòng. Bác sĩ tư vấn giúp em tình trạng như sau: thường 01 năm em đi khám sức khỏe tổng quát 01-02 lần, qua các kết quả chụp phim, siêu âm, xét nghiệm nội soi thì bác sỹ kết luận bệnh viêm dạ dày (trước đó em bị viêm hang vị + hp, tuy nhiên em đã điều trị hết hp).
Đợt gần nhất em khám tổng quát là tháng 12.2018, tình hình sức khỏe vẫn bình thường, tuy nhiên độ nửa tháng trở lại đây trong ruột em có cảm giác ăn rồi đau bụng, hơi ê ê, cảm giác như sôi sôi, đi đại tiện thì phân bình thường, không nôn. Khi ngủ thức dậy thì cơ thể mệt mỏi, có khi nhức toàn thân. Bác sỹ tư vấn giúp em tình trạng bệnh lý của em. Em cảm ơn chương trình. (Em Tuấn, 090.572.xxxx)
- Thông qua các triệu chứng trên khó thể nói chính xác tình trạng bệnh lý hiện tại. Khuyên bạn nên khám nội soi lại nhé.
* Theo tôi biết, ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người ở lứa tuổi trung niên trở đi? Vậy người trẻ có nguy cơ mắc không thưa bác sĩ? (Trần Thị Ly, Long An, tranthily@...)
- Những người tuổi trên 50 nằm trong nhóm nguy cơ. Người trẻ cũng có khả năng có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng nếu tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng, tiền sử ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ khác mà bạn có thể kiểm soát. Các yếu tố nguy cơ sau đây có thể được điều chỉnh:
+ Ăn chế độ ăn nhiều thịt đỏ hoặc chế biến, hoặc ăn thịt nấu chín ở nhiệt độ cao
+ Thừa cân hoặc béo phì
+ Tập thể dục không đầy đủ
+ Hút thuốc lá
+ Uống rượu
* Có thể tầm soát ung thư đại trực tràng ở đâu? Và bao lâu thì kiểm tra tầm soát một lần? (Nguyễn Hồng Hoàng, TP. HCM, nguyenhoang@...)
- Các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa ung bướu đều có tầm soát ung thư đại trực tràng.
* Tôi từng có tiền sử viêm loét đại tràng? Vậy tôi có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng không? (Hà Minh Niên, TP. HCM, Nienhm03@...)
- Các bệnh viêm nhiễm đại trực tràng lâu ngày như viêm loét đại trực tràng, chảy máu có liên quan đến ung thư đại trực tràng. Khi thấy những dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
* Bệnh viện Quốc Tế Mỹ (AIH) ở đâu? (Võ Văn Mum)
- Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH hiện là một trong những bệnh viện đa khoa quốc tế đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn Mỹ, tại tất cả các chuyên khoa.
Địa chỉ: Số 199 Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, quận 2, TP.HCM. Liên hệ qua tổng đài (028) 3910 9999 hoặc website: www.aih.com.vn.
Em vừa mổ rò hậu môn, em nghe nói bệnh dễ tái phát nên rất lo. Mong bác sĩ tư vấn giúp cách để ngăn bệnh tái phát và cho em hỏi, rò hậu môn có nguy cơ bị ung thư hậu môn không (Đinh Anh Khoa, khoadinh89@...)
Chào bạn,theo bạn nói bạn vừa mổ rò hậu môn, bạn nghe nói dễ bị tái phát nên rất lo, về tái phát thì đúng như vậy, nhưng tùy thôi bạn ạ, do nguyên nhân gì, kĩ thuật mổ có tốt không, có nhiễm trùng vùng hậu môn không…Còn rò hậu môn có nguy cơ bị ung hậu môn không thì câu trả lời là không có nếu như không có nguy cơ khác kèm theo.
Tôi được biết ung thư hậu môn có liên quan chính đến virus HPV. Vậy bác sĩ cho biết, loại virus này lây truyền qua đường nào? (Mai Khánh, ng.khanhmainb@...)
HPV lây truyền qua quan hệ tình dục (chẳng hạn như quan hệ tình dục qua âm đạo và hậu môn) hoặc lây khi tiếp xúc qua da.
Quan hệ qua hậu môn khiến em thỉnh thoảng có cảm giác bị đau và rất khó quan hệ. Có khi nào em bị ung thư hậu môn không bác sĩ? Em là gay, xin được giấu thông tin. Em cảm ơn bác sĩ ( vangtrangkhuyet42@...)
Vaccin HPV type 16-18 có thể ngăn ngưà được việc lây nhiễm. Trong lúc quan hệ, dù có sử dụng condom, tuy nhiên condom không che phủ được hết các vị trí khi quan hệ nên vẫn có khả năng lây nhiễm.
Bạn cần gặp bs thăm khám, đưa ra chẩn đoán & hướng điều trị phù hợp.
Ung thư hậu môn là những biểu hiện đầu tiên xuất hiện ở hậu môn phải không bác sĩ? Hay có trường hợp nào bị đau ở ruột hay trực tràng mà bị ung thư hậu môn không ạ? (Nguyễn Thị Phượng, cogaidangyeucuatoi@...)
Có 1 số triệu chứng của ung thư hậu môn nhưng không nằm ở hậu môn. Ví dụ như: Chảy máu trực tràng, sưng nề, hẹp cổ phan, thay đổi, rối loạn đi cầu...
Bác sĩ tư vấn bệnh sùi mào gà điều trị như thế nào giùm em với. Em đọc thấy bệnh này có thể dẫn tới ung thư hậu môn nên thật sự rất lo lắng. (Việt, Đà Nẵng, viettruong_mdc2010@...)
Sùi mào gà chủ yếu sẽ phẫu thuật. Còn có thể dẫn đến ung thư hậu môn cũng chưa thể loại trừ được,vì nguyên nhân chính dẫn đến ung thư hậu môn chính cũng chưa được xác định, mà chỉ là những yếu tố nguy cơ mà thôi.
Báo Tuổi Trẻ phối hợp Bệnh viện Quốc Tế Mỹ (AIH) tổ chức chương trình tư vấn điều trị ung thư đường tiêu hóa từ ngày 2-4 đến 15-5.
Bạn đọc có thắc mắc về ung thư đường tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn...) hay cách ăn uống cho bệnh nhân bị ung thư đường tiêu hóa, có thể gửi câu hỏi về email [email protected] hoặc điền câu hỏi ở đây.
500 bạn đọc gửi câu hỏi sớm nhất sẽ được tặng thẻ ưu đãi gồm 1 lần khám bệnh miễn phí, trị giá 690.000 đồng và giảm 5% phí dịch vụ lẻ tiếp theo tại Bệnh viện Quốc Tế Mỹ AIH (Q.2, TP.HCM).
Bạn đọc gửi câu hỏi vui lòng để lại thông tin họ tên, email, điện thoại liên lạc hoặc địa chỉ để nhận được quà từ chương trình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận