Theo tiến sĩ, rừng Cần Giờ với loài cây chính là đước, thường ở tuổi 22 (từ sinh trưởng đến già chết), trong khi đước ở Cần Giờ đã qua tuổi này 2-5 năm (tùy khu) nên nguy cơ rừng “già yếu” hàng loạt là chuyện đương nhiên sẽ xảy ra trong tương lai gần.
Ngoài ra do sâu bệnh, sét đánh, đất trượt..., và sự can thiệp của con người trong việc mở đường, làm du lịch, ngăn đập tích nước nuôi tôm đã khiến rừng ngập mặn bị thu hẹp mất 25ha trong năm 2004. Cũng theo TS Nam, chất lượng rừng Cần Giờ là đáng lo khi mật độ cây quá dày (TP cấm tỉa thưa rừng phòng hộ từ năm 1999) khiến chiều cao và đường kính cây không cân xứng, tán cây nhỏ không đủ quang hợp, ánh sáng mặt trời không lọt xuống bên dưới nên cây rừng tăng trưởng chậm.
Trước báo động trên, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn phối hợp ngay với Đại học Nông lâm nghiên cứu các biện pháp khắc phục tình trạng sâu bệnh cũng như trẻ hóa rừng phòng hộ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận