Theo TS.BS Bùi Quang Huy - trưởng khoa tâm thần Bệnh viện 103 (Hà Nội), những người đó đã bị rối loạn chu kỳ sinh học. Cứ mỗi giờ chênh lệch, cơ thể cần khoảng một ngày để thích nghi với sự thay đổi. Sự thích nghi thường ở trong khoảng 2-7 ngày tùy vào độ nhạy cảm của từng cá nhân và độ dài từ Đông sang Tây của cuộc hành trình. Tuy nhiên, cá biệt có trường hợp kéo dài tình trạng rối loạn trên đến một tháng.
Để hạn chế tình trạng rối loạn trên, bác sĩ Huy nói một số người sử dụng một loại thuốc cũng cho kết quả tốt.
Tuy nhiên, thuốc này là thuốc mới, vẫn chưa được nghiên cứu kỹ về tác dụng phụ cũng như tương tác thuốc, cần sử dụng một cách thận trọng, tránh sử dụng lâu dài và nhất là không dùng với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, không dùng với những người đang sử dụng corticoid... Bác sĩ Huy còn khuyến cáo khi bị rối loạn do lệch múi giờ, rất không nên sử dụng thuốc ngủ, chất bình thần, chất gây nghiện đề phòng những trường hợp lạm dụng dẫn đến gây nghiện hay lạm dụng thuốc.
Theo bác sĩ Lý Trần Tình - giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, có thể hạn chế được tình trạng rối loạn nhịp sinh học do thay đổi múi giờ bằng nhiều biện pháp như tập ăn uống, nghỉ ngơi theo múi giờ mới từ những ngày trước đó, lên kế hoạch làm việc hợp lý trong những ngày đầu, hạn chế làm việc quá căng thẳng... Nếu có thể thì nghỉ ngơi 24-48 giờ đầu sau khi đến. Ngay trong hành trình bay cần bổ sung nhiều nước nhưng hạn chế những đồ uống làm mất nước hoặc gây đầy bụng như cà phê hoặc những đồ có gas như nước ngọt, bia, rượu, thức uống tốt nhất là nước lọc. Tới những địa điểm mới cần tránh ngủ trưa vì có thể làm cơ thể rối loạn nhiều hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận