03/11/2016 15:24 GMT+7

​Răng khôn mọc ngầm, lệch: chuyện nhỏ, nhưng không nhỏ

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Hiện nay, răng khôn mọc ngầm, lệch xuất hiện ngày càng nhiều. Răng khôn mọc lệch, ngầm gây các tai biến chiếm tỉ lệ khoảng 20% các bệnh về răng hàm mặt.

Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8 hay răng hàm lớn thứ ba. Mỗi người thường có bốn răng khôn ở bốn góc hàm. Răng khôn thường mọc lúc 18 - 25 tuổi, tuy nhiên cũng có thể mọc sớm hơn (16 - 17 tuổi) hoặc muộn hơn (trên 30 tuổi), có người không thấy răng khôn mọc lên nhưng thực tế vẫn có thể có răng khôn và do răng mọc lệch, ngầm dưới xương hàm và bị mô mềm che phủ. 

Do đó, chỉ khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, bạn mới có thể biết chính xác mình có gặp vấn đề với răng khôn hay không.

Răng khôn và những tai biến về răng hàm mặt

Tai biến thuờng gặp nhất là sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ, răng bị nuớu trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm, khiến thức ăn và vi khuẩn dắt vào túi nuớu gây viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng cấp.

Nặng hơn gây u, nang xương hàm. Những nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng, những tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân để hình thành lên những khối u xương hàm như nang thân răng, K xương hàm…

Gây tổn thương răng bên cạnh, quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm đến khi tổn thương đến tủy, gây đau nhức nhiều, bệnh nhân mới đi khám thì lúc này răng bên cạnh cũng đã nhiễm trùng nặng, không thể giữ lại được. Trong khi đó, răng bên cạnh lại là răng hàm lớn thứ hai, một trong những răng giữ chức năng ăn nhai chính.

Răng khôn mọc lệch, ngầm gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tại chỗ và sức khỏe toàn thân của người bệnh. Do vậy việc hiểu biết về nguy cơ, biến chứng do răng khôn gây ra là rất cần thiết trong việc dự phòng các bệnh răng miệng.

Cách xử trí

Nếu thấy bất thường, bệnh nhân nên đến khám chuyên khoa, điều trị ngay từ đầu. Tuyệt đối tránh tình trạng để bệnh phát triển âm ỉ, lâu dài dẫn đến các tai biến nguy hiểm. Sau khi khám lâm sàng và chụp phim X-quang, tùy theo vị trí mọc răng, răng có đủ chỗ hay không đủ chỗ mọc, tuổi của bệnh nhân và sự phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng kháng sinh, cắt lợi trùm, chỉ những trường hợp quá đau đớn hoặc răng gây tai biến mới phải nhổ.

Ngày nay, với trình độ kỹ thuật cao cùng trang thiết bị hiện đại các bác sĩ hoàn toàn có thể giúp bệnh nhân nhổ bỏ những chiếc răng khôn mọc lệch, ngầm ở mức độ nhẹ nhàng nhất, ít sang chấn nhất.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp