07/12/2020 13:06 GMT+7

Rác thải - chuyện tưởng nhỏ mà to

HIỂN TRƯỜNG (Tân Bình)
HIỂN TRƯỜNG (Tân Bình)

TTO - Một mẩu giấy gói kẹo nhỏ xíu, nhưng để có thói quen bỏ nó vào đúng nơi đúng chỗ là một câu chuyện giáo dục kiên trì 8 năm trời… Vì vậy, đừng xem chuyện rác là nhỏ, dù nó nhỏ thật!

Rác thải - chuyện tưởng nhỏ mà to - Ảnh 1.

Rác tràn lan sau lễ hội đón giao thừa ở TP.HCM - Ảnh: Q.Đ. Bảng thông báo những mức phạt nặng ở Singapore, và sẽ không tha bất cứ ai nếu vi phạm (ảnh nhỏ)

Chuyện thứ nhất: 8 năm rèn một thói quen

Tôi có anh bạn làm việc cho một tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản. Công việc của anh là đeo bám một nhóm trẻ ở phường Phú Bình (Huế), với mục tiêu giáo dục cho các em những vấn đề về môi trường. Nhóm trẻ này là con em của những gia đình vốn là dân xóm vạn đò, rất nghèo.

Có một lần, anh bạn dẫn nhóm trẻ này vào TP.HCM để giao lưu với một nhóm trẻ ở quận 2. Tôi có dịp tiếp xúc với các bạn nhỏ đến từ Huế này. Tôi mua một bịch kẹo để tiếp đón các em. Thật thú vị khi thấy các em sau khi bỏ kẹo vào miệng thì đều nhìn quanh quất tìm thùng rác để bỏ giấy gói viên kẹo. Không thấy thùng rác nào trong tầm mắt, thế là các bạn nhỏ bèn xếp mẩu giấy gói kẹo ấy lại và đút vào túi quần!

Tôi thật sự ấn tượng với hành vi này của các bạn nhỏ. Anh bạn tôi nheo mắt cười bảo: "Tôi mất 8 năm trời mới giúp các bạn ấy hình thành được thói quen bỏ rác vào đúng nơi đúng chỗ".

Chuyện thứ hai: Quân pháp bất vị thân

Cũng anh bạn làm việc cho tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản nêu trên cho biết người khai sinh ra tổ chức này - nay ông đã mất - kể rằng trước năm 1958, nước Nhật cũng không được chỉn chu như bây giờ. Tuy nhiên, để tạo nên một hình ảnh đẹp nhằm chuẩn bị tổ chức Asiad 1958, rồi cả Olympic 1964, việc xử lý những thói quen không hay đã được làm quyết liệt. Trong đó, việc xả rác bừa bãi bị xử lý rất nghiêm và không thể có một nhân nhượng nào, cho dù đó là ai.

Câu chuyện này khiến tôi nhớ đến Singapore, một quốc gia nổi tiếng sạch sẽ, ngăn nắp bậc nhất thế giới. Họ tạo nên được những hình ảnh đẹp cũng là nhờ vào việc xử lý mọi hành vi làm tổn hại đến cảnh quan, môi trường một cách cứng rắn và thật sự là "quân pháp bất vị thân". 

Chúng ta ai cũng biết khi đến Singapore luôn được các công ty du lịch nhắc nhở rằng sang đấy mà xả rác bừa bãi, vứt tàn thuốc lung tung là bị phạt tới nơi tới chốn, bất kể đó là ai. Và mức phạt thì rất nặng, lên đến cả ngàn đôla Singapore (khoảng 17 triệu đồng) cho hành vi xả rác lung tung.

Nếu Việt Nam chúng ta làm được như thế, không chấp nhận bất cứ "quyền trợ giúp" nào đối với người vi phạm, đồng thời những trường hợp phạt các nhân vật vi phạm thuộc hàng vai vế trong xã hội được công khai trên các phương tiện truyền thông thì ắt sẽ hiệu quả.

Tuy nhiên, đây là chuyện tưởng nhỏ nhưng không hề nhỏ chút nào trong một xã hội "duy tình" như chúng ta!

Chuyện thứ ba: Minh bạch phí rác thải

Mỗi tháng một hộ dân bình thường đóng 40.000 đồng cho dịch vụ thu gom rác. Số tiền này là không lớn nếu chúng ta so với mức phí gấp đôi, thậm chí hơn gấp đôi ở các khu dân cư cao cấp. Vì vậy, khi đặt câu hỏi tại sao các khu dân cư cao cấp lại sạch sẽ hơn những nơi khác thì yếu tố chênh lệch phí dịch vụ đổ rác là một câu trả lời.

Có điều, với mức 40.000 đồng/tháng mà mỗi hộ dân đang chi trả, liệu bao nhiêu phần trăm trong số đó đến tay người đổ rác? Tôi đã hỏi anh chàng đi thu gom rác nơi mình ở, và anh than thở: "Chả bao nhiêu đâu chú ơi. Tụi con sống chủ yếu bằng việc bán ve chai nhặt nhạnh trong rác".

Chúng ta đã nghe râm ran rất nhiều về chuyện dịch vụ rác thải là một thế giới ngầm khó nắm bắt được ngọn ngành của nó. Vì vậy, một khi đời sống người làm nghề thu gom rác còn quá khó thì đừng trách vì sao họ đi thu gom bữa đực bữa cái!

***

Cả ba câu chuyện tôi vừa nêu đều là những chuyện rất nhỏ. Nhưng tuy nhỏ song lại là bài toán cực khó chưa giải được. Và thế là chỉ thị 19 tuy rất đúng nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Giảm rác thải nhựa: Nêu gương từ công sở

Không ít lần tôi đi dự hội họp, hội nghị ở nhiều đơn vị thì nước đóng chai là thức uống vẫn phổ biến trên bàn. Hàng trăm người dự hội nghị là bấy nhiêu chai nước, các loại ống hút và tập hồ sơ bìa nhựa sử dụng một lần.

Trước đây, quan sát nhiều cơ quan đơn vị tại TP.HCM, việc sử dụng các phương tiện, vật dụng đã góp một phần thải ra môi trường sống mỗi ngày một lượng rác thải nhựa khổng lồ. Trong đó, có một số loại vật dụng được sản xuất, tái chế bằng nhựa hoặc các bao bì chỉ được sử dụng một lần rồi bỏ đi trong khi có thể thay thế bằng những sản phẩm cùng loại thân thiện với môi trường.

Thiết nghĩ, nếu hàng trăm chai nước uống sử dụng một lần trong các cuộc hội nghị này được thay thế bằng các bình nước uống loại 20 lít, 30 lít thì chắc chắn sẽ hạn chế một lượng rác thải nhựa lớn thải ra môi trường. Đó là chưa kể có những chai nước uống trong các lần hội họp không uống hết cũng phải bỏ đi, lãng phí một lượng nước sạch, trong khi nhiều nơi đang quá khan hiếm.

Tại nơi tôi đang làm việc tính ra mỗi tháng mua và sử dụng hơn 30 thùng nước uống đóng chai, loại 350ml (thùng 24 chai). Thử làm một phép tính, một năm mua gần 400 thùng nước với khoảng 9.600 vỏ chai nhựa được thải ra môi trường.

Chưa kể, lượng nước uống đóng chai sẽ tăng gấp đôi mỗi khi cơ quan, doanh nghiệp tổ chức đại hội công nhân viên chức, hội nghị người lao động, đại hội công đoàn, đại hội cổ đông... Để tiết kiệm, doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng các bình nước uống loại 30 lít dùng chung trong các lần hội họp để vừa tiết kiệm, vừa hạn chế lượng khổng lồ rác thải nhựa ra môi trường...

Giảm lượng rác thải nhựa không chỉ là vấn đề quan tâm của Chính phủ, của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức. Từng bước hạn chế rác thải nhựa là một chính sách hợp lý, tạo được sự đồng thuận của mọi người. Dù đã thực hiện chỉ thị 19 từ hai năm nay, nhưng theo tôi, các công sở nên tiếp tục làm triệt để hơn nữa để tạo tính nêu gương ra cộng đồng xã hội.

Nguyễn Đước (Quận 5)

Không xả rác: không có việc gì khó Không xả rác: không có việc gì khó

TTO - Cuộc vận động "Người dân thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước" theo chỉ thị số 19-CT/TU, theo tôi, có 7 nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chưa đạt kết quả như mong muốn.

HIỂN TRƯỜNG (Tân Bình)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp