09/05/2012 08:50 GMT+7

Ra trường 2 năm chưa xin được việc

(Một bạn đọc)
(Một bạn đọc)

TTO - * Tôi tốt nghiệp loại khá chuyên ngành CNTT. Đã gần 2 năm qua tôi vẫn không xin được việc làm có tính ổn định và phù hợp với trình độ đại học chính quy của mình.

qfhT678D.jpgPhóng to
Ảnh: questionsandanswers.com
TTO - * Tôi tốt nghiệp loại khá chuyên ngành CNTT. Đã gần 2 năm qua tôi vẫn không xin được việc làm có tính ổn định và phù hợp với trình độ đại học chính quy của mình.

Tôi đã nộp hồ sơ ở rất nhiều vị trí công việc, kể cả công việc liên quan đến chuyên ngành lẫn công việc bán hàng chỉ yêu cầu tốt nghiệp THPT nhưng chỉ có hai lần trúng tuyển làm công việc bán hàng, không được ký hợp đồng, không gắn bó lâu dài, không có cơ hội phát triển và không tích lũy được kinh nghiệm gì.

Đến nay tôi ở trong tình cảnh thất nghiệp và rất hoang mang, không biết phải làm thế nào. Nhiều lần tham gia phỏng, tôi nhận được câu hỏi “Tại sao em lại xin vào đây mà không xin vào chỗ khác?” vào cuối buổi phỏng vấn khiến tôi rất thất vọng.

Tôi thấy kiến thức trong nhà trường mà tôi học rất chung chung và đa số lạc hậu hoặc không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các công ty hiện tại, do vậy dù có học thêm đi chăng nữa, tôi cảm nhận rủi ro là rất lớn...

Rất mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi.

- Chào bạn. Ngành công nghệ thông tin có hai mảng là phần mềm (lập trình, thiết kế) và phần cứng (quản trị hệ thống, sửa chữa thiết bị công nghệ thông tin). Một trong những yêu cầu của ngành công nghệ thông tin là luôn cập nhật kiến thức để đáp ứng với tốc độ thay đổi hiện nay.

Nhu cầu nhân sự ngành công nghệ thông tin phần mềm tập trung chủ yếu ở các công ty thiết kế, lập trình và cung cấp các phần mềm quản lý (FPT, VSS, HPT…). Nhân viên công nghệ thông tin làm trong lĩnh vực này cũng phải thường xuyên nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu và theo kịp xu hướng phát triển chung trên thế giới (chu kỳ 2-3 năm) và phải có kiến thức đủ rộng và đủ sâu (sâu để có thể độc lập trong từng nội dung - modum công việc và rộng để có thể tích hợp với các nội dung khác trong chương trình phần mềm).

Còn đối nhu cầu với nhân sự công nghệ thông tin phần cứng thì đa dạng hơn, có thể làm việc trong công ty phần mềm, công ty kinh doanh thiết bị tin học, công ty kinh doanh, công ty sản xuất có quy mô… Và yêu cầu đối với các vị trí này cũng thay đổi theo nhu cầu của doanh nghiệp (sửa chữa lắp đặt máy móc thiết bị, cài đặt một số phần mềm đơn giản… hoặc cao hơn như thiết lập hệ thống mạng nội bộ, bảo mật thông tin…).

Nói như vậy để thấy rằng nhu cầu nhân sự ngành công nghệ thông tin phần cứng hay phần mềm lúc nào cũng có.

Trở lại trường hợp của bạn, bạn có bất lợi khi hai năm không làm việc liên quan đến ngành học CNTT và kiến thức của bạn học tại trường khá chung chung, có thể đã lạc hậu so với nhu cầu hiện tại. Đồng thời chi phí để bổ sung kiến thức (nếu bạn tiếp tục đi theo ngành CNTT) cũng khá lớn, tuy sát với các yêu cầu của các doanh nghiệp hiện nay nhưng cũng là những kiến thức cơ bản.

Trong quá trình phỏng vấn, ngoài đánh giá về chuyên môn, các doanh nghiệp còn xem xét thái độ, sự sẵn sàng của ứng viên đối với công việc doanh nghiệp đang tuyển dụng. Khi nhà tuyển dụng hỏi câu “Tại sao em lại xin vào đây mà không xin vào chỗ khác?” tức là nhà tuyển dụng đang đánh giá thái độ, động cơ, sự sẵn sàng của ứng viên khi tham gia ứng tuyển vào vị trí này.

Khi chuyên môn ứng viên đáp ứng yêu cầu, doanh nghiệp sẽ xem xét tuyển chọn ứng viên có động cơ rõ ràng và phù hợp với văn hóa công ty hay không. Do đó, sau từng buổi phỏng vấn, bạn nên suy nghĩ tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi câu hỏi đó? Tại sao mình không thành công trong buổi phỏng vấn? Mình cần những kiến thức gì để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng?…

Hầu hết các doanh nghiệp chọn nhân sự có kiến thức, thái độ phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp. Và sau đó doanh nghiệp sẽ đào tạo thêm để đáp ứng yêu cầu công việc tại công ty. Do đó khi đi xin việc, bạn cần rà soát, bổ sung những kiến thức còn thiếu, tìm hiểu về doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển, chuẩn bị hồ sơ thật kỹ khi ứng tuyển… và quan trọng hơn hết là thái độ, là động cơ, là sự dấn thân của bạn đối với công việc nếu bạn được tuyển dụng.

Trên hết, bạn cần có định hướng nghề nghiệp bản thân và có niềm tin, niềm đam mê đối với định hướng nghề nghiệp mà bạn đã chọn lựa. Khi đã có đam mê thì bạn sẽ không ngừng học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi và phát triển tốt công việc của bạn.

Chúc bạn thành công!

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: [email protected] Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

(Một bạn đọc)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp