"Ðể làm tốt nhiệm vụ trọng đại này, công việc trước tiên là mỗi người VN phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về Luật biển, kinh tế biển, khoa học kỹ thuật biển, quan hệ ngoại giao, chính trị, xã hội có liên quan đến biển đảo".
Phóng to |
Với mục đích cao cả và thiết thực đó, tiếp theo cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa vừa được xuất bản, ngày 7-8 NXB Thông Tin Và Truyền Thông đã cho ra mắt cuốn sách Dấu ấn VN trên biển Ðông do tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ - làm chủ biên.
Dấu ấn VN trên biển Ðông có 400 trang, gồm bốn chương.
Chương 1 giới thiệu chính xác, khoa học và hệ thống vị trí, vai trò của biển đảo VN đối với nền kinh tế, quốc phòng và an ninh của đất nước.
Chương 2 đưa ra những cơ sở pháp lý vững chắc để xác định các vùng biển của thềm lục địa VN, đặc biệt là phạm vi vùng đặc quyền kinh tế, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền cũng như quyền tài phán của VN trong phạm vi lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế theo công ước quốc tế; đồng thời nêu rõ phạm vi và quy chế pháp lý của các vùng biển và thềm lục địa VN.
Chương 3 lược lại cụ thể quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời chúa Nguyễn, Tây Sơn đến thời chống Pháp, chống Mỹ và hòa bình, đổi mới, hội nhập đất nước. Từ đó khẳng định: VN là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã thực thi chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa. Việc thực thi chủ quyền này là thật sự liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Phần cuối của cuốn sách là thực trạng và những giải pháp xung quanh vấn đề tranh chấp biển Ðông.
Rất có sức nặng là phần phụ lục chiếm tới 230/400 trang sách, gồm các văn bản chính thức của VN về các vùng biển và thềm lục địa VN, các bài nghiên cứu về biển Ðông của các nhà khoa học.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận