28/08/2013 14:41 GMT+7

Ra mắt phim ngắn kêu gọi bảo vệ tê giác

LAM THANH
LAM THANH

TTO - Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt một phim ngắn nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về thực trạng đáng báo động cùng những hiểm họa mà các loài tê giác trên thế giới hiện đang phải đối mặt.

WDPytsOX.jpgPhóng to
Một cảnh trong bộ phim ngắn - Ảnh: chụp từ clip
Phim ngắn kêu gọi bảo vệ tê giác - Nguồn: ENV

Đây là phim ngắn thứ hai trong một loạt phim ngắn của ENV trong năm 2013 nhằm khuyến khích người dân không tiêu thụ sừng tê giác và là phim ngắn thứ 16 mà ENV sản xuất trong chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có liên quan tới động vật hoang dã.

Bộ phim do hai tổ chức Save the Rhino International và RhiNOremedy hỗ trợ và hợp tác sản xuất. Nhìn lại quá trình buôn bán trái phép sừng tê giác từ Nam Phi về Việt Nam, bộ phim cho thấy hậu quả nghiêm trọng từ nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sừng tê giác đang ngày một gia tăng tại Việt Nam.

Sử dụng kỹ thuật hoạt họa, mỗi cảnh trong đoạn phim đã tái hiện chuỗi mắt xích trong đường dây buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia.

Tê giác trong tự nhiên ở Nam Phi bị các thợ săn giết để lấy sừng bán cho những kẻ buôn lậu, từ đó những chiếc sừng này sẽ được vận chuyển về Việt Nam để tiêu thụ.

Do sự thiếu hiểu biết và niềm tin mù quáng vào công dụng của sừng tê giác của một bộ phận người dân đã khiến Việt Nam trở thành một trong những thị trường nóng về tiêu thụ sừng tê giác. Kinh tế phát triển nhanh cùng mức sống được nâng cao đã khiến nhu cầu sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam ngày càng gia tăng và đây được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nạn săn bắn, giết hại tê giác ở Nam Phi.

Trong 6 năm qua, số lượng tê giác đen và tê giác trắng ở Nam Phi bị giết để lấy sừng đã tăng đột biến. Chỉ tính riêng từ tháng 1-2013 đến nay, có ít nhất 553 cá thể tê giác bị giết hại.

Theo bà Nguyễn Phương Dung - phó giám đốc Trung tâm Giáo dục thiên nhiên - năm 2012, trung bình mỗi ngày có hai con tê giác bị săn bắn trái phép. Chính nhu cầu sử dụng sừng tê giác của người Việt đã và đang gián tiếp giết hại, đẩy các loài tê giác đến bờ tuyệt chủng.

"Thông qua đoạn phim ngắn này, chúng tôi mong muốn gửi thông điệp tới mỗi người dân Việt Nam rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể góp phần bảo vệ loài tê giác bằng cách nói KHÔNG với sừng tê giác để ngăn chặn việc giết hại cũng như bảo vệ các loài tê giác khỏi sự tuyệt chủng", bà Dung nói.

LAM THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp