14/11/2019 17:08 GMT+7

Ra luật không khí sạch để chống ô nhiễm

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Qua quá trình phát triển và đối mặt với vấn nạn ô nhiễm không khí, nhiều quốc gia phát triển như Anh đã ban hành luật về quản lý chất lượng không khí từ những năm 60 của thế kỷ 20.

Ra luật không khí sạch để chống ô nhiễm - Ảnh 1.

Ô nhiễm không khí có thể gây ra sương mù độc hại ở thành thị - Ảnh: GETTY IMAGES

Anh lần đầu tiên ban hành Đạo luật không khí sạch (Clean Air Act) năm 1956 sau khi trải qua đợt ô nhiễm không khí tồi tệ được mệnh danh là "Đại sương mù" năm 1952. 

Thời điểm đó, sương mù chứa chất ô nhiễm đã bao trùm thủ đô London trong nhiều ngày, gây ra các bệnh đường hô hấp và cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người dân.

Theo đài BBC, trên thực tế Anh đã ban hành nhiều luật về Không khí sạch. Các luật quy định rõ trách nhiệm và sự phối hợp của tất cả các bộ ngành, doanh nghiệp, người dân và các bên liên quan trong việc thực thi các biện pháp bảo vệ và cải thiện chất lượng không khí trong môi trường sống.

Mới nhất là Clean Air Act 2019 đề ra cách giải quyết tất cả các nguồn gây ô nhiễm không khí, làm cho không khí trong lành hơn để thở, bảo vệ thiên nhiên và thúc đẩy nền kinh tế, theo thông tin về đạo luật đăng tải trên trang web của chính phủ Anh (gov.uk).

Cụ thể, đạo luật này đề ra cách thức để bảo vệ sức khỏe quốc gia; bảo vệ môi trường; đảm bảo tăng trưởng sạch và đổi mới sạch; giảm phát thải từ giao thông, nhà cửa, nông nghiệp và công nghiệp; giám sát tiến độ thực hiện.

Theo đó, nước Anh đang đầu tư 10 triệu bảng (12,8 triệu USD) để cải thiện các cách thức mô phỏng dữ liệu, chạy mô hình và phân tích để đưa ra một bức tranh chính xác hơn về chất lượng không khí hiện nay cũng như tác động của các chính sách lên nó trong tương lai.

Luật cũng cho biết Chính phủ sẽ tăng tính minh bạch bằng cách cung cấp dữ liệu giám sát chất lượng không khí của địa phương và quốc gia vào cùng một cổng thông tin để mọi người dễ dàng nắm thông tin.

Trong đó, Anh đặt ra mục tiêu dài hạn và đầy tham vọng là cắt giảm 50% mức ô nhiễm PM2.5 theo ngưỡng giới hạn trung bình hằng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10μg/m3 vào năm 2025. 

Luật này cũng buộc các bang, thành phố phải công bố kế hoạch cụ thể nhằm cải thiện chất lượng không khí cho dân cư trong địa bàn mình quản lý.

Luật cũng thông tin rằng chính phủ Anh sẽ cung cấp hệ thống tin nhắn thông báo chất lượng không khí cá nhân để thông tin đến công chúng, đặc biệt là những người có cơ địa dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí; cung cấp thông tin rõ ràng hơn về các đợt ô nhiễm không khí và tư vấn sức khỏe.

Chính phủ cũng sẽ làm việc với các cơ quan truyền thông để qua đó giúp cải thiện và nâng cao nhận thức của người dân về tác động của ô nhiễm không khí. Ngoài ra Anh cũng đặt kế hoạch chấm dứt việc bán ôtô chạy bằng động cơ diesel mới và hủy các chuyến tàu hỏa chỉ chạy bằng diesel vào năm 2040, đảm bảo giao thông tại nước này bằng các phương tiện sử dụng năng lượng sạch.

Đối với doanh nghiệp và người dân, luật cấm bán nhiên liệu gây ô nhiễm nhất như gỗ và than, dùng trong các lò sưởi ở Anh; trao quyền hạn mới cho chính quyền địa phương để hành động trong các khu vực có mức ô nhiễm cao...

Luật cũng yêu cầu và hỗ trợ nông dân đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trang thiết bị nông trại giúp giảm khí thải, đặc biệt là khí thải amoniac; điều chỉnh để giúp giảm ô nhiễm từ việc sử dụng phân bón...

Mù sương phủ kín Hà Nội, không khí ô nhiễm ở ngưỡng nguy hại tới sức khỏe Mù sương phủ kín Hà Nội, không khí ô nhiễm ở ngưỡng nguy hại tới sức khỏe

TTO - Sáng 13-11, hiện tượng mù sương xảy ra khắp địa bàn Hà Nội, chất lượng không khí ô nhiễm ở ngưỡng xấu, thậm chí có một số điểm ở ngưỡng nguy hại tới sức khỏe người dân.

ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp