25/09/2012 04:49 GMT+7

Ra đường cảm thấy bất an

TRẦN THỊ LINH (một người dân ở Q.Gò Vấp)
TRẦN THỊ LINH (một người dân ở Q.Gò Vấp)

TT - Đã xuất hiện tâm lý bất an trong người dân ở TP.HCM trước những vụ cướp laptop táo tợn, đâm chết người khi bị truy đuổi xảy ra thời gian gần đây.

Người dân mong muốn tăng cường các hoạt động trấn áp tội phạm để giữ bình an cho dân.

ugnSMHEP.jpgPhóng to
Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Tăng Hữu Phong chúc đại úy Võ Sỹ Hoàng (bìa phải) mau bình phục - Ảnh: T.T.D.

Rượt đuổi không cân sức

Nhắc tới mấy vụ cướp giật túi xách, balô... tới giờ tôi vẫn còn ám ảnh. Trên đường từ cơ quan tại ngã tư Phú Nhuận về nhà, vừa đến đường Nguyễn Văn Lượng tôi thấy balô đeo sau lưng bị ai giật mạnh. Linh tính báo bị cướp, tôi rồ ga nhạy nhanh cố thoát thân. Nhưng càng chạy nhanh thì tiếng xe phía sau càng đeo bám quyết liệt, balô trên lưng càng bị giật mạnh. Trong cuộc chiến không cân sức đó, phần thắng thuộc về kẻ cướp. Tôi bị té ngã lăn ra đường và balô bị kẻ cướp lấy mất.

Tôi ước gì lúc đó có mặt các chiến sĩ cảnh sát thì có lẽ những tên cướp đó không thoát được, vì chúng mất một thời gian dài rượt đuổi mới ép được tôi té xuống đường. Tôi mong sao TP sẽ có nhiều chiến sĩ cảnh sát âm thầm rong ruổi trên đường tuần tra phát hiện, bắt giữ kịp thời những đối tượng cướp giật để người dân như tôi an tâm mỗi khi ra đường.

Cẩn thận hơn, nhưng vẫn lo

Tôi từng là nạn nhân của tình trạng “cướp laptop đủ chiêu táo tợn” mà báo Tuổi Trẻ phản ánh. Vụ việc xảy ra ngày 10-8, khi đi trên đường Ba Tháng Hai tôi nghe có tiếng xe máy từ phía sau vọt lên. Chưa kịp phản ứng đã thấy balô mà tôi treo trên xe phía chỗ gác chân, trong đó đựng nhiều giấy tờ quan trọng của công ty, laptop và 4 triệu đồng đã nằm gọn trong tay của người thanh niên đang chạy xe lạng lách phía trước. Do đội mũ bảo hiểm có kính chắn phía trước nên tôi cố kêu “cướp... cướp” nhưng không ai nghe thấy. Tôi có rồ ga rượt theo tên cướp được một đoạn thì mất dấu.

Qua sự vụ trên, tôi thấy tên cướp rất liều lĩnh, chạy xe một mình, điều khiển xe một tay vẫn giật được balô đã được cài vào xe. Giờ mỗi lần ra đường tôi cảm thấy bất an, nên rất hạn chế mang theo balô, giỏ xách. Nếu phải mang theo, tôi ràng buộc balô rất cẩn thận. Tuy nhiên, với những chiêu trò cướp táo bạo mà báo Tuổi Trẻ nêu, rõ ràng ra đường có cẩn thận cỡ nào cũng có thể là đối tượng của kẻ cướp.

Tôi thấy mô hình hiệp sĩ đường phố bắt cướp cũng hay, song an ninh trật tự không thể ổn định được nếu không có bàn tay thép của các chiến sĩ công an. Ngành công an nên công bố số điện thoại đường dây nóng của các đội cảnh sát chuyên bắt cướp để khi phát hiện, người dân có thể gọi điện báo ngay lập tức.

Trao tặng danh hiệu “Bạn đồng hành quanh tôi” cho đại úy Võ Sỹ Hoàng

Chiều 24-9, đại diện ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã đến Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM thăm và trao tặng danh hiệu “Bạn đồng hành quanh tôi” cùng số tiền 7 triệu đồng cho đại úy Võ Sỹ Hoàng - trinh sát Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Q.Tân Phú, TP.HCM. Anh Hoàng là người đã dũng cảm truy bắt thủ phạm Cao Xuân Lập trong vụ cướp laptop xảy ra tại giao lộ Hoàng Hoa Thám - Cộng Hòa (P.12, Q.Tân Bình) ngày 17-9.

Anh Hoàng nở nụ cười tươi, bộc bạch: “Việc mình làm chỉ là nhiệm vụ của người công an nhân dân. Mấy ngày nay nhận được tấm lòng của nhiều người dành cho mình, hôm nay lại nhận được giải thưởng của báo Tuổi Trẻ, tôi càng thấy vững tin hơn với những việc mình và đồng đội đang làm”.

Tăng cường tuần tra, nâng cao cảnh giác

* Trung tá TRỊNH VĂN SÂM (đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Q.9, TP.HCM):

Thời gian qua, trên địa bàn quận cũng xảy ra nhiều vụ trộm cướp laptop. Các đối tượng thường rảo trên xa lộ, lợi dụng sơ hở từ người đi đường mang theo túi xách laptop để trước baga, đeo một bên người hoặc để giữa hai người ngồi trên xe là ra tay cướp giật. Không riêng Q.9, công an các quận huyện trên địa bàn TP luôn cử hình sự đặc nhiệm, trinh sát túc trực trên nhiều tuyến đường nóng, tăng cường tuần tra để kịp thời bắt giữ các đối tượng trộm cướp. Tuy nhiên, người dân đi đường (đặc biệt là sinh viên làng đại học, công nhân viên chức) nên đề cao cảnh giác khi mang theo laptop, nếu phát hiện các đối tượng có dấu hiệu chạy chậm theo sát nên tấp vào lề đường, xem lại hành lý tư trang.

* Trung tá TRANG VĂN HINH (đội trưởng đội tổng hợp Công an Q.12, TP.HCM):

Các đối tượng trộm cướp chuộng laptop vì giá bán cao, dễ cầm cố sau khi “ăn hàng”. Để hạn chế, người đi đường nên mang túi xách đựng laptop trên vai nhưng để túi xách phía trước bụng, nếu laptop nhỏ gọn có thể để trong cốp xe cho an toàn. Đặc biệt khi vào quán uống cà phê mà sử dụng laptop nên chú ý, coi chừng bị cướp giật. Trong trường hợp này, đối tượng trộm cướp thường cho xe nổ máy chờ bên ngoài, sau đó đồng bọn đi thẳng vào quán giật laptop rồi bỏ chạy ra xe.

* Đại úy NGUYỄN THANH TUẤN (đội trưởng đội tổng hợp Công an Q.Bình Tân, TP.HCM):

Người dân cần đề cao cảnh giác tất cả tư trang hành lý chứ không riêng gì laptop. Ngoài việc cướp giật ngoài đường, hiện có tình trạng tội phạm xông vào quán cà phê, nhà dân hoặc cửa hàng buôn bán để cướp giật điện thoại và laptop. Khi những tên cướp giật bị truy đuổi, chúng trở nên liều lĩnh như đạp ngã xe người đi đường, rút dao tấn công để tẩu thoát nên người dân cần phải khôn khéo, tri hô đuổi theo nhưng cần quan sát nếu thấy hung khí phải giữ cự ly an toàn. Lực lượng hình sự đặc nhiệm, trinh sát, cảnh sát giao thông... trên địa bàn luôn tuần tra trên đường sẽ can thiệp trấn áp bằng nghiệp vụ.

TRẦN THỊ LINH (một người dân ở Q.Gò Vấp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp