Kỳ 1: Kỳ 2:
Phóng to |
Ông Ngô Xuân Tiệc (trái) - tổng giám đốc Công ty Tâm Sinh Nghĩa - giới thiệu dây chuyền xử lý rác do công ty ông đầu tư, đồng thời khẳng định dây chuyền này có thể xử lý triệt để 90% lượng rác là nhờ có lò đốt rác công nghiệp - Ảnh: Đức Tuyên |
- Trong chiến lược xử lý rác thải của nước ta đến năm 2020 đều yêu cầu giảm dần chôn lấp rác để tiết kiệm đất đai. Cần lựa chọn công nghệ phù hợp và công nghệ lựa chọn phải có tính kinh tế, đồng thời phải phù hợp với điều kiện khí hậu và khả năng vận hành. Một số địa phương áp dụng công nghệ trong xử lý rác nhưng tiêu chí đánh giá lựa chọn công nghệ chưa chuẩn, gây lãng phí.
* Ông có nhận xét gì về các dự án sử dụng vốn ODA nhập dây chuyền xử lý rác từ nhiều nước?
- Nhiều dự án ODA giúp chúng ta trang thiết bị rất tốt. Tuy nhiên, cần bình tĩnh trong việc lựa chọn trang thiết bị đó. Có thể có trang thiết bị dùng ở các nước rất tốt, nhưng nhập về chưa chắc đã phù hợp với điều kiện nước ta. Tôi cho là một số nơi làm tốt các dự án sử dụng vốn ODA, nhưng rất tiếc vài nơi làm chưa tốt. Ở đây có cả trách nhiệm của đơn vị quản lý dự án, chính quyền địa phương, đồng thời có trách nhiệm của các đơn vị làm khoa học.
* Thực tế cho thấy tỉ lệ rác phải quay lại bãi chôn lấp sau xử lý còn rất lớn, có khi đến 40%...
- Điều này do đặt vấn đề ngay từ đầu chưa thật chuẩn. Đầu tiên là phải phân loại rác tại nguồn, đấy là chiến lược cần làm từ nay đến năm 2015. Nếu không làm như thế, cái gì cũng mang vào nhà máy thì đương nhiên phải loại bỏ. Tôi cho rằng cái này không phải chúng ta không biết nhưng nôn nóng nên vẫn nhập dây chuyền xử lý rác của các nước tiên tiến. Phân loại rác tại nguồn là chuyện của xã hội thì cả xã hội phải quan tâm, đồng thời cần có kinh phí thích hợp.
* Ngay như Hà Nội và TP.HCM là những nơi có điều kiện nhưng việc tổ chức phân loại rác tại nguồn chưa thành công?
- Thực tế đó đúng vì thiếu kiên trì. Rác thải liên quan đến mọi người thì mọi người phải nhận thức cao hơn, từ các em bé ở trường học đến người nghỉ hưu. Chính quyền phải coi đây là trách nhiệm của mình, nếu cứ để cơ quan chuyên môn làm thì không bao giờ thành công được.
* Như ông nói, nếu chưa phân loại rác tại nguồn, các dây chuyền xử lý rác nhập vào VN đều không phù hợp?
- Tôi không nói như thế, phải nói chính xác như thế này: khi định làm xử lý rác hữu cơ thành phân bón phải làm quyết liệt việc phân loại rác tại nguồn. Nếu không quyết tâm làm việc phân loại rác tại nguồn thì đừng có đầu tư. Chúng tôi đánh giá cao sự cố gắng của một số địa phương, nhưng nếu không làm những giải pháp đồng bộ sẽ rất khó thành công hoặc thành công ở mức thấp.
* Đã có hàng trăm triệu USD đầu tư cho các nhà máy xử lý rác, nên nhìn nhận thế nào về hiệu quả của việc đầu tư này?
- Chúng ta là những người được quyền đánh giá nhưng cần khách quan. Trước hết, cần xem động cơ đầu tư có đúng không. Còn nếu đã biết thực tế đòi hỏi như vậy nhưng không chịu tập trung vào những biện pháp đồng bộ là lỗi đáng trách. Nếu chưa phân loại rác tại nguồn thì không phải những dây chuyền xử lý đó hoàn toàn vứt hết, mà giá trị của nó thấp, hiệu quả không cao. Theo tôi, đánh giá vấn đề dưới góc nhìn như thế mới đúng thực tế. Lẽ ra anh đạt hiệu quả là 10 nhưng do không làm đồng bộ nên chỉ đạt 6.
Đấy cũng là một loại lãng phí.
* Trước mắt, hiệp hội khuyến cáo như thế nào, thưa ông?
- Đừng nhập nguyên dây chuyền, hãy phân loại cái gì trong nước làm được để trong nước chế tạo. Ví dụ, các băng chuyền trong dây chuyền xử lý rác thì việc gì phải nhập. Hay máy cắt rác cũng có thể làm trong nước, việc gì phải nhập đắt gấp rưỡi, gấp đôi. Cần bắt tay với những người làm khoa học, những người làm quản lý có kinh nghiệm để mổ xẻ, quyết định chọn cái gì, không nên nghĩ nhập từ cái nhỏ đến cái lớn là tốt.
Ông NGUYỄN HỒNG TIẾN (cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng): Phải tính toán hiệu quả đầu tư * Dưới góc độ quản lý nhà nước, ông đánh giá thế nào về hiệu quả của các dự án đầu tư xử lý rác hàng chục triệu USD? - Việc đầu tư của các dự án chúng tôi không có con số cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta đang xã hội hóa để huy động các nguồn lực đầu tư xử lý rác. Phần lớn nhà đầu tư đã có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, có tính toán hiệu quả kinh tế. Tôi được biết nhiều cơ sở tái chế, tái sử dụng rác làm phân bón đã cung cấp cho khu vực Tây nguyên để bón các loại cây công nghiệp. Đầu tư hiệu quả hay chưa hiệu quả trước tiên thuộc về nhà đầu tư, họ phải tính toán hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế. * Những dự án ODA trong lĩnh vực xử lý rác thải có bao giờ được kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực tế hay không? - Trong quá trình đầu tư, việc theo dõi đánh giá, kiểm tra thuộc trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn ở địa phương. Tôi vẫn nói đầu tư không hiệu quả, chi phí cao, xử lý không đạt yêu cầu thì phải xem xét lại dự án. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận