11/04/2017 15:00 GMT+7

'Quyên góp' tranh Việt, tặng cho các sứ quán nước ngoài tại VN

QUANG THI
QUANG THI

TTO - Sau một tháng kêu gọi các họa sĩ “quyên góp” tranh để làm đẹp cho các đại sứ quán VN ở nước ngoài, đến nay chương trình Mỹ thuật VN & ngoại giao văn hóa đã nhận được 68 bức tranh của 31 họa sĩ.

*** Error ***
Bà Đào Thị Liên Hương (giữa) và các họa sĩ tham gia góp tranh vì “ngoại giao văn hóa” tại buổi trao tranh sáng 8-4 - Ảnh: Facebook nhóm Mỹ thuật và ngoại giao văn hóa

Gần đây nhất là buổi nhận tranh của các họa sĩ vào ngày 8-4 tại nhà khách Chính phủ (phòng khánh tiết Bộ Ngoại giao - số 12 Ngô Quyền, số 2 Lê Thạch, TP Hà Nội).

Có những họa sĩ nổi tiếng đã gửi tặng tranh như Bùi Hữu Hùng, Phạm Luận, Hồng Việt Dũng...

Sáng kiến “làm đẹp” cho 101 cơ quan ĐSQ, lãnh sự

Người “sáng lập” chương trình Mỹ thuật VN & ngoại giao văn hóa là bà Đào Thị Liên Hương - trưởng ban đối ngoại Hiệp hội các trường ĐH-CĐ VN.

Bà Hương cho biết trước đây trong một chuyến đi Tây Nguyên nhằm bán tranh từ thiện giúp đỡ các em học sinh, bà đi cùng với một số giảng viên Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội.

Khi đó, bà có trình bày một thực tế là các đại sứ quán (ĐSQ) VN ở nước ngoài không có kinh phí mua tranh, trong khi những bức tranh trang trí thường là tranh thêu (thủ công mỹ nghệ) từ các đoàn trong nước mang sang, không đủ tầm cho vai trò sứ giả văn hóa ở một cơ quan ngoại giao.

“Khi tôi trình bày điều trên và có ý kiến kêu gọi đóng góp tranh cho các ĐSQ thì các anh bên ĐH Mỹ thuật liền nhiệt tình ủng hộ.

Tôi đem ý này tiếp tục đánh tiếng với các ĐSQ VN ở nước ngoài thì ít nhất có 31 đại sứ nước ngoài ủng hộ, mong muốn tham gia. Tôi hỏi họ muốn tranh thể loại nào, khổ bao nhiêu, trang trí thế nào?

Chúng tôi cũng hi vọng rằng nếu làm được 10 mô hình ĐSQ đẹp như vậy thì có thể tiếp tục xin Nhà nước mở rộng kho tranh, vừa là để trang trí, vừa là ngoại giao văn hóa cho 101 cơ quan ĐSQ, lãnh sự quán chúng ta ở nước ngoài” - bà Hương cho biết.

Về kinh nghiệm sử dụng tranh ở các ĐSQ, bà Hương chia sẻ thêm: “Thật ra, ở các nước khác họ có kho tranh. Mỗi khi nhận nhiệm sở ở nước ngoài, họ được phép mượn vài bức tranh trong kho để trang trí.

Khi hết nhiệm sở, họ mang tranh trở về nước trả lại kho. Nhưng ở nước ta vì sự phối hợp chưa tốt giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, nên dù kho tranh có đó nhưng chưa được sử dụng”.

Người tặng, chỗ không

Hiện tại, chương trình Mỹ thuật VN & ngoại giao văn hóa nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong giới mỹ thuật.

Trên các diễn đàn mỹ thuật và trang cá nhân, các họa sĩ như Trần Thảo Hiền, Nguyễn Thị Hiền, Đặng Tiến... cho rằng đừng nghĩ nghệ thuật là miễn phí, nếu đòi tranh được biếu không thì không coi trọng tài năng và sức sáng tạo của họa sĩ.

Họ cho rằng nếu các ĐSQ coi rằng đây là việc cần thiết thì nên có một quỹ kinh phí cho việc mua tranh.

Nhưng với một số họa sĩ nhiệt tình đóng góp khác, họ xem đó là sự cống hiến, thúc đẩy quảng bá mỹ thuật. Họa sĩ Nguyễn Văn Đức (Hà Nội) cho biết anh tặng cho chương trình ba bức tranh và gọi điện cho những người bạn khác kêu gọi ủng hộ:

“Bởi vì tôi thấy rằng từ trước đến nay vai trò sứ giả văn hóa của hội họa chưa được nhận thức đúng. Việc quảng bá hội họa ở các cơ quan ngoại giao là chưa có, nên tôi thấy chương trình này hay và tham gia”.

Hoặc nhiệt tình như họa sĩ Vũ Dũng (TP.HCM) - người tặng 9 bức tranh cho chương trình, bao cả tiền vận chuyển tranh ra Hà Nội - cho hay: “Tôi nghĩ đơn giản rằng nếu mình đóng góp gì được cho đất nước thì đóng góp.

Đất nước còn có những người ở biên cương, hải đảo cống hiến, hi sinh hơn nữa thì việc mình làm có đáng gì đâu.

Hơn nữa, các cơ quan ngoại giao là cầu nối giao lưu văn hóa. Nếu được treo tranh ở đó thì ĐSQ được trang trí đẹp, mà tên tuổi họa sĩ cũng được nhiều người biết đến với sự trân trọng. Tôi nghĩ điều đó có lợi cho đôi bên!”.

Vì đây là lời kêu gọi đóng góp, nên cả người tặng và người không muốn tặng đều có lý do. Họa sĩ Nguyễn Thanh Bình bày tỏ trên trang cá nhân:

“Dự án về tranh cho Bộ Ngoại giao không thể giống như một cuộc vận động góp tranh vì mục đích từ thiện. Nếu Nhà nước không đủ khả năng tài chính thực hiện, hãy để tư nhân góp sức để mang ý nghĩa chung tay”.

Nhiều ý kiến khác cũng tỏ ra e ngại rằng sự đại trà sẽ khiến chương trình tặng tranh cho ĐSQ xuất hiện những bức tranh kém chất lượng...

Nhưng bà Đào Thị Liên Hương trấn an rằng sẽ có hội đồng thẩm định tranh với những tên tuổi như họa sĩ Vi Kiến Thành - cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, họa sĩ Trần Khánh Chương - chủ tịch Hội Mỹ thuật VN, họa sĩ Lê Văn Sửu - hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội.

Qua trao đổi, họa sĩ Vi Kiến Thành cho biết có người bên Bộ Ngoại giao đã liên hệ với ông về chuyện này.

Chương trình Mỹ thuật Việt Nam & ngoại giao văn hóa cũng gợi nhắc lại thực trạng tồn tại lâu nay mà báo Tuổi Trẻ từng phản ánh: những quà tặng ngoại giao không được đầu tư, mà thường là những bức tranh thêu, tranh thủ công mỹ nghệ rẻ tiền...

Đã đến lúc nhận ra nhu cầu thay đổi quà tặng bằng những tác phẩm mỹ thuật thể hiện tầm văn hóa, sự tinh tế và sáng tạo của họa sĩ.

Năm ngoái, họa sĩ Nguyễn Lâm được một thành phố đặt hàng một bức tranh sơn mài giá gần nửa tỉ đồng để tặng một cơ quan ĐSQ nước ngoài cũng là một tín hiệu tích cực.

QUANG THI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp