02/05/2024 10:48 GMT+7

Quy trình lập pháp và chất lượng luật

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã trình Quốc hội 4 lần tại 4 kỳ họp, 2 hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, 8 phiên họp chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quang cảnh một kỳ họp của Quốc hội - Ảnh: Quochoi.vn

Quang cảnh một kỳ họp của Quốc hội - Ảnh: Quochoi.vn

Cuối cùng, dự luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 vào ngày 18-1. Có vẻ như chưa có một dự luật nào được Quốc hội xem xét kỹ như vậy.

Việc Quốc hội xem xét dự luật rất kỹ thì đã rõ, nhưng chất lượng của luật mới được thông qua như thế nào thì vẫn cần phải có thời gian chúng ta mới đánh giá được.

Về nguyên tắc, chất lượng của sản phẩm do công nghệ quyết định. Chất lượng của các luật do công nghệ làm luật quyết định. Công nghệ làm luật chính là quy trình lập pháp. Nếu chất lượng một số đạo luật của chúng ta chưa cao thì điều chúng ta cần xem xét, hoàn thiện chính là quy trình lập pháp.

Trước tiên, cần phải minh định thật rõ về vai trò và ý nghĩa của công đoạn Chính phủ và công đoạn Quốc hội trong quy trình lập pháp.

Chính phủ đóng vai trò nghiên cứu và chuẩn bị dự thảo luật. Công đoạn này phản ánh nguyên tắc hành pháp và quản lý hành chính, nơi Chính phủ dùng kinh nghiệm quản lý và khả năng tiếp cận thông tin để đề xuất các giải pháp pháp lý cho các vấn đề xã hội.

Quốc hội, là cơ quan đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân, thực hiện nhiệm vụ xem xét, thảo luận và thông qua dự luật.

Thứ hai, cần phải bảo đảm mỗi công đoạn đều được thiết kế hợp lý và khoa học. Nghiên cứu kinh nghiệm và thành tựu của thế giới cần là rất quan trọng ở đây.

Theo chuẩn mực phổ quát của quốc tế, công đoạn Chính phủ gồm các bước nghiên cứu để xác định các vấn đề hiện tại, các khoảng trống pháp lý cần được bổ sung hoặc sửa đổi. Sau đó lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước, tổ chức chuyên môn, tổ chức xã hội và người dân để thu thập các góc nhìn đa chiều, đảm bảo rằng dự luật sẽ phản ánh một cách toàn diện lợi ích và quan điểm của các bên.

Dựa trên kết quả nghiên cứu và ý kiến thu thập được, các chuyên gia soạn thảo văn bản pháp luật sẽ soạn thảo dự thảo luật. Dự thảo luật sẽ được các cơ quan thẩm định pháp lý kiểm tra lại. Sau khi đã được thẩm định, dự thảo luật sẽ được trình Chính phủ để xem xét và phê duyệt trước khi chính thức trình Quốc hội.

Theo chuẩn mực phổ quát của quốc tế, công đoạn của Quốc hội gồm các bước chính sau đây:

1. Dự luật được giới thiệu. Các đại biểu Quốc hội có thời gian nghiên cứu và tham vấn ý kiến cử tri về dự luật.

2. Các nguyên tắc chung và mục đích của dự luật được tranh luận. Các đại biểu thảo luận về sự cần thiết và tác động của dự luật, và một cuộc bỏ phiếu được tiến hành để xác định liệu dự luật có nên được Quốc hội tiếp tục xem xét hay không. Nếu dự luật vượt qua giai đoạn này, dự luật sẽ chuyển sang ủy ban.

3. Dự luật được chuyển đến một ủy ban liên quan. Ủy ban này xem xét kỹ lưỡng dự luật, xem xét từng điều khoản và có thể sửa đổi. Ủy ban cũng có thể tổ chức các phiên điều trần để thu thập thêm thông tin từ các chuyên gia và các bên liên quan.

4. Sau khi hoàn thành công việc của mình, ủy ban chuẩn bị một báo cáo về dự luật, bao gồm cả những sửa đổi mà ủy ban đề xuất. Báo cáo này được trình bày trước toàn thể Quốc hội. Tất cả các đại biểu có cơ hội tranh luận về dự luật đã được sửa đổi và đề xuất thêm sửa đổi.

5. Sau giai đoạn thảo luận báo cáo của ủy ban, Quốc hội có một phiên tranh luận cuối cùng và bỏ phiếu về dự luật như phương án đã được sửa đổi. Nếu được thông qua, dự luật sẽ chuyển đến nguyên thủ quốc gia để công bố.

Chuẩn mực phổ quát của quốc tế nói trên là quy trình lập pháp công nghệ cao. Chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo để đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của mình, trong đó nhấn mạnh vai trò thảo luận, tranh luận và xem xét từ các đại biểu và từ cấp ủy ban để đảm bảo tính khoa học, chuyên nghiệp và chính xác của dự luật.

Việc đảm bảo quy trình lập pháp sẽ góp phần quyết định chất lượng của các luật, tránh trường hợp bỏ qua các bước làm luật có thể làm giảm chất lượng của luật hoặc thiếu tính thực thi, phải sửa đổi thời gian ngắn sau đó.

Đề xuất mới nhất về phương pháp định giá, bảng giá đất của Luật Đất đai sửa đổiĐề xuất mới nhất về phương pháp định giá, bảng giá đất của Luật Đất đai sửa đổi

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo nghị định của Chính phủ quy định về giá đất, trong đó quy định cụ thể 4 phương pháp định giá, bảng giá đất.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp