19/12/2018 11:44 GMT+7

Quy Nhơn sẽ có đường phố mang tên Trịnh Công Sơn

DUY THANH
DUY THANH

TTO - Đường Trịnh Công Sơn ở phường Nguyễn Văn Cừ (TP Quy Nhơn, Bình Định), đầu đường giáp biển Quy Nhơn, là nơi dự kiến đặt tượng của vị nhạc sĩ tài hoa này trong thời gian tới.

Quy Nhơn sẽ có đường phố mang tên Trịnh Công Sơn - Ảnh 1.

Đường Trịnh Công Sơn nhìn từ hướng Đông sang Tây - Ảnh: DUY THANH

HĐND tỉnh Bình Định vừa có nghị quyết thống nhất lấy tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đặt cho con đường số 1 mới mở năm 2018, nối đường An Dương Vương sát biển Quy Nhơn với đường Đặng Văn Chấn ở phường Nguyễn Văn Cừ (TP Quy Nhơn).

Con đường này dài khoảng 200m, đã được láng nhựa, hai bên đường còn những khoảng đất trống sẽ được xây dựng nhà, hình thành phố xá trong nay mai.

Ông Trương Đông Hải - phó giám đốc Sở Văn hóa, thông tin tỉnh Bình Định - cho biết việc đặt tên đường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là điều mà người dân Quy Nhơn, Bình Định mong mỏi bấy lâu nay.

"Tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đối với nền âm nhạc Việt Nam xứng đáng để đặt tên đường phố, nhất là vùng 'đất võ, trời văn' như Bình Định. Trịnh Công Sơn đã từng sống, học tập, sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng tại Quy Nhơn. Sau này thỉnh thoảng ông cũng về Quy Nhơn để gặp lại bạn bè cũ, ôn kỷ niệm xưa. Quy Nhơn, Bình Định tự hào vì là nơi được nhạc sĩ quý mến" , ông Hải cho biết.

Ông Hải cũng nói rằng hiện chỉ có con đường số 1 mới mở ở Quy Nhơn có tầm nhìn thẳng ra biển Quy Nhơn là phù hợp để đặt tên Trịnh Công Sơn, phù hợp với nơi ông từng sáng tác bài "Biển nhớ" nổi tiếng.

Nơi này cũng gần trường Đại học Quy Nhơn mà nhạc sĩ từng học sư phạm ngày trước.

"Tỉnh Bình Định đang đặt hàng làm một bức tượng Trịnh Công Sơn. Đó là tượng ông đang ôm đàn guitar, bên cạnh là ca khúc 'Biển nhớ'. Bức tượng này dự kiến đặt ở công viên biển, điểm nối giữa đường Trịnh Công Sơn với đường An Dương Vương", ông Hải tiết lộ.

Quy Nhơn sẽ có đường phố mang tên Trịnh Công Sơn - Ảnh 2.

Điểm đầu của đường Trịnh Công Sơn giáp với biển Quy Nhơn, nơi dự kiến sẽ đặt tượng của ông và ca khúc "Biển nhớ" - Ảnh: DUY THANH

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, Trịnh Công Sơn học sư phạm ở Quy Nhơn trong hai năm 1963-1964, cũng là là giai đoạn ông sáng tác khỏe nhất với những ca khúc Hoa buồn, Chiều chủ nhật buồn, Vết lăn trầm, Nắng thủy tinh, Cát bụi… và đặc biệt là Biển nhớ.

Đi theo bài hát này là một câu chuyện tình rất nên thơ giữa cô sinh viên Bích Khê (người Nha Trang) với Trịnh Công Sơn. Mùa hè năm 1963, khi tiễn Bích Khê về với gia đình tại Nha Trang, ngồi trên bờ biển Quy Nhơn, nhìn về phố biển Nha Trang, Trịnh Công Sơn viết: "Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về", rồi "Trời cao níu bước sơn khê" là có ý ghép tên anh (Trịnh Công) Sơn và tên người anh yêu (Bích) Khê.

Ngoài Bích Khê, Trịnh Công Sơn cũng có cảm tình với Phan Thị Thăng - người có giọng hát nhạc Trịnh Công Sơn đạt nhất tại Quy Nhơn lúc đó. Chính Thăng là người đầu tiên hát bài Chiều một mình qua phố trên Đài phát thanh Quy Nhơn, làm cho bao trái tim xao xuyến.

Nhiều văn nghệ sĩ được đặt tên đường ở Quy Nhơn

Nghị quyết vừa được HĐND tỉnh Bình Định thông qua có 25 tên tuyến đường tại TP Quy Nhơn được đặt tên.

Ngoài đường số 1 được đặt tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một số tên tuổi văn nghệ sĩ cũng được đặt tên như Lưu Quang Vũ, Phạm Hổ, Hoài Thanh, Thép Mới, Hoàng Cầm.

Trịnh Công Sơn không phải của riêng ai, ông là của mọi người

TTO - Nói như Khánh Ly thì ông Trịnh Công Sơn không phải của riêng ai cả, ông là của tất cả mọi người.

DUY THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp