19/01/2018 14:38 GMT+7

Quy mô doanh nghiệp nhỏ dần là 'hiện tượng khách quan'

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng tăng về số lượng (chiếm 98%) nhưng nhỏ dần về quy mô được Tổng cục Thống kê cho là bình thường, phù hợp khách quan.

Quy mô doanh nghiệp nhỏ dần là hiện tượng khách quan - Ảnh 1.

Theo Tổng cục Thống kê, quy mô doanh nghiệp đang ngày càng nhỏ dần là bình thường. Ảnh: N.AN

Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp báo của Tổng cục Thống kê công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 sáng ngày 19-1.

Theo ông Nguyễn Trung Tiến, vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ, trong khi số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI tăng, doanh nghiệp nhà nước giảm với tốc độ chậm. 

Cụ thể, khu vực ngoài nhà nước có số lượng doanh nghiệp lớn nhất với 500.000 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp FDI là 14.600, tăng mạnh so với năm 2012 và số lượng doanh nghiệp nhà nước chỉ còn 2.701 doanh nghiệp, giảm 18,3% do thực hiện cổ phần hóa.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tăng mạnh hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn. 

Theo đó, cả nước có 10.000 doanh nghiệp lớn, tăng 29% so với năm 2012. Doanh nghiệp vừa tăng 23,6%, doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2% và doanh nghiệp siêu nhỏ tăng tới 65,5%, chiếm tới 74% tổng số doanh nghiệp.

"Đáng chú ý là tỉ trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng tới 6 điểm phần trăm so với năm 2012, trong khi tỉ trọng lao động giảm 0,8 điểm phần trăm, cho thấy quy mô doanh nghiệp đang nhỏ dần", ông Tiến cho hay.

Trong số các thành phần kinh tế, doanh nghiệp nhà nước tạo ra 17,45 triệu tỉ đồng, gấp 1,7 lần năm 2011.

Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có doanh thu đạt cao nhất với 9,76 triệu tỉ đồng, gấp 1,75 lần so với năm 2011; khu vực FDI tạo ra 4,81 triệu tỉ đồng, gấp 2,7 lần năm 2011, tạo ra thêm 18,8% doanh thu.

Thấp nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước, năm 2016 chỉ tạo ra 2,88 triệu tỉ đồng, tăng 6,7%.

Các doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng chiếm tỉ trọng cao nhất trong đóng góp vào ngân sách với 46%, tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước với 29% và doanh nghiệp FDI là 25%.

Giải thích về số lượng lao động tăng trong khu vực hành chính sự nghiệp trong bối cảnh tinh giảm biên chế, ông Tuyến cho rằng con số trên được tính toán bao gồm các đối tượng biên chế và hợp đồng. 

Với chủ trương tự chủ ở nhiều đơn vị hành chính, hiện nay việc tăng thêm lao động là phù hợp để đáp ứng nhu cầu và tạo nguồn thu cho khối này. 

Đánh giá về tình hình hoạt động doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoa Cương, phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng doanh nghiệp quy mô nhỏ là hiện tượng khách quan, khi nền kinh tế phát triển thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ ngày càng nhiều và Việt Nam còn nhiều dư địa cho phát triển kinh tế. 

"Trước đây kinh doanh khó khăn hơn nhiều, sức cạnh tranh kém phải có nhiều lao động, nhưng giờ năng lực cạnh tranh tốt hơn, chứng tỏ nỗ lực cải cách và môi trường kinh doanh tốt hơn, doanh nghiệp sẵn sàng đăng ký và gia nhập thị trường", ông Hoa nói. 

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cũng cho rằng số lượng doanh nghiệp thành lập mới 2 năm gần đây tăng mạnh, thể hiện môi trường kinh doanh tốt và hiệu quả của nhà nước kiến tạo. 

"Quy mô doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tăng rất mạnh (chiếm 74%) là hoàn toàn phát triển phù hợp với chủ trương khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên thành doanh nghiệp", ông Lâm nói. 

Đáng chú ý trong khối hành chính sự nghiệp có 143.700 đơn vị, tăng 2,3% nhưng lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp năm 2017 tăng 3,8 triệu người, tăng tới 11,3% so với năm 2012.

Số lượng đơn vị sự nghiệp cho ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên vẫn chiếm tỉ trọng cao với 70,2% số cơ sở và 55,4% số lao động; trong khi các đơn vị tự đảm bảo chi một phần mới chỉ ở mức 15,5% và các đơn vị tự chủ là 10,8%.


NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp