Nhóm 6 bao gồm các cảng biển thuộc 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long, đảo Phú Quốc và các đảo thuộc vùng biển Tây Nam (riêng cảng biển trên sông Soài Rạp của Long An thuộc phạm vi quy hoạch của nhóm cảng biển số 5).
Theo quy hoạch, cảng biển Cần Thơ là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến chính là Cái Cui, Hoàng Diệu - Bình Thủy, Trà Nóc - Ô Môn - Thốt Nốt. Nhu cầu hàng hóa thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 8,07 - 8,95 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 12,55 đến 13,8 triệu tấn/năm.
Cảng biển Đồng Tháp: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 0,85 - 1 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm.
Cảng biển Tiền Giang: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 0,5 - 0,65 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 4,14 - 8,54 triệu tấn/năm (bao gồm than nhập cho nhiệt điện).
Cảng biển Vĩnh Long: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 0,6 - 0,7 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,9 - 1,1 triệu tấn/năm.
Cảng biển Bến Tre: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 0,2 - 0,25 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,35 - 0,5 triệu tấn/năm.
Cảng biển An Giang: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 3,2 - 3,3 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 3,9 - 4,5 triệu tấn/năm.
Cảng biển Hậu Giang: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 3,89 - 4,47 triệu tấn/năm.
Cảng biển Sóc Trăng: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 3,59 - 4,22 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 12,56 - 14,5 triệu tấn/năm (bao gồm than nhập phục vụ trung tâm nhiệt điện Long Phú).
Cảng biển Trà Vinh: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 9,27 - 10,6 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 14,6 - 16,9 triệu tấn/năm (bao gồm than nhập cho Trung tâm điện lực Duyên Hải).
Cảng biển Cà Mau: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 1,15 - 1,45 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 1,8 - 2,5 triệu tấn/năm.
Cảng biển Bạc Liêu: Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 0,35 - 0,65 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 1,1 - 5,02 triệu tấn/năm.
Cảng biển Kiên Giang bao gồm khu bến Hòn Chông, Bãi Nò, Bình Trị, Rạch Giá, Phú Quốc và các đảo khu vực biển Tây, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 4,5 - 4,75 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 8,75-12,7 triệu tấn/năm (không kể hàng hóa qua cảng chuyên dùng Mũi Đất Đỏ).
Nhằm đạt mục tiêu trên, quy hoạch đã đề ra các chính sách, cơ chế và giải pháp thực hiện như: Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển bằng các hình thức PPP (BOT, BTO…). Tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển cảng biển; khuyến khích các nhà đầu tư thuộc khu kinh tế, khu công nghiệp tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển và cơ sở hạ tầng kết nối cảng.
Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác bến cảng theo hướng đơn giản hóa và hội nhập quốc tế; lưu ý dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối logistics…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận