12/01/2019 16:16 GMT+7

Quy định xét tốt nghiệp và lương nhà giáo nhận nhiều góp ý nhất

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Trong gần 800.000 góp ý cho Luật Giáo dục sửa đổi, hai nội dung có số ý kiến ‘không đồng ý’ nhiều nhất là quy định về tiền lương của nhà giáo và việc thi tốt nghiệp - xác nhận hoàn thành chương trình THPT.

Quy định xét tốt nghiệp và lương nhà giáo nhận nhiều góp ý nhất - Ảnh 1.

Lương nhà giáo vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm, góp ý

Ngày 12-1, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết Bộ đã tiếp nhận và tổng hợp được gần 800.000 phiếu góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.

Theo đó, 51 sở GD-ĐT đã có ý kiến đóng góp cho dự thảo luật. Tham gia góp ý gồm cán bộ quản lý giáo dục các cấp, nhà giáo, cha mẹ học sinh và học sinh.

Đa số nội dung đều nhận được sự đồng thuận cao với dự thảo. 

Trong đó có những nội dung đạt được sự đồng thuận lên đến 99,9% trở lên như quy định về giáo dục hòa nhập; yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục chương trình giáo dục mầm non; quy định về trường chuyên, trường năng khiếu; kiểm định chất lượng giáo dục…

Riêng quy định về tiền lương nhà giáo nhận được sự đồng thuận thấp nhất. Theo dự thảo luật, điều 76 quy định về tiền lương "Nhà giáo được ưu tiên sắp xếp thang, bậc lương và phụ cấp phù hợp với lao động của nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ". Tuy nhiên, có đến hơn 40.000 ý kiến không đồng ý với quy định này. 

Trước đó, phiên bản dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi được công bố năm 2017, Bộ GD-ĐT từng đề xuất điều chỉnh tiền lương của nhà giáo theo hướng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Tiếp theo, quy định về việc thi tốt nghiệp THPT và xác nhận hoàn thành chương trình trung học phổ thông tại khoản 3 Điều 32 cũng nhận được hơn 27.000 ý kiến "không đồng ý".

Theo dự thảo, học sinh học hết chương trình THPT nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được giám đốc sở GD-ĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT, được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nếu có nhu cầu. Như vậy, theo dự thảo, sẽ không bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Trong nhiều phiên thảo luận về dự thảo luật và trên các phương tiện thông tin đại chúng trước đó, nhiều ý kiến đã đề nghị phân cấp về cho địa phương, thậm chí lâu dài phân cấp cho chính trường phổ thông chủ động đánh giá, thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT vì đây là xu hướng chung tất yếu miễn là có lộ trình phù hợp.

Kết quả tổng hợp gần 800.000 ý kiến góp ý với 31 nội dung của dự thảo luật xem .

Tăng lương nhà giáo, câu chuyện nhiều tập!

TTO - Chủ trương cải thiện tiền lương giáo viên từng được đặt ra nhưng chưa thực hiện đến nơi đến chốn. Liệu lần này lương nhà giáo sẽ tăng?

NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp