18/06/2024 17:47 GMT+7

Quý 1-2024, xuất khẩu điện tử đạt 30,5 tỉ USD

Việt Nam hưởng lợi bởi sự cạnh tranh gay gắt công nghệ Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, sự chuyển dịch của nhà đầu tư sang Việt Nam là xu hướng, song lợi thế nắm bắt được hay không tùy thuộc vào doanh nghiệp.

Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu điện tử - Ảnh: N.KHANG

Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu điện tử - Ảnh: N.KHANG

Ngày 18-6, hội nghị chuyên ngành thương mại xuất khẩu 2024 với chủ đề “Hiện tại và tương lai của ngành B2B Sourcing - Giải pháp thăng hạng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu” do Global Sources phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) tổ chức.

Trung Quốc mua nhiều linh kiện của Việt Nam

Đưa ra nhận định Việt Nam là một thị trường “hot” và đang là mục tiêu hàng đầu cho sự mở rộng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc, ông Wilson Wu, phó chủ tịch của Global Sources, cho hay đến nay Trung Quốc nhập khẩu linh kiện điện tử nhiều nhất từ Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ.

Theo đánh giá, ngành sản xuất điện tử Việt Nam so với Trung Quốc có nhiều đặc điểm nổi trội như dựa vào lắp ráp, nhiều xưởng lớn đầu tư và đặt nhà máy tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp lớn đầu tư nhà máy lắp ráp tại Việt Nam. 

“Thời cơ đối với Việt Nam đang lớn khi các doanh nghiệp lắp ráp, nhập khẩu đang dần chuyển dịch sang Việt Nam do thị trường có nhiều lợi thế” - ông Wilson đánh giá.

Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương - ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), mặc dù ngành sản xuất đang ngấm sâu do ảnh hưởng của suy thoái và đơn hàng thiếu hụt. 

Tuy vậy có điểm tích cực là các thỏa thuận toàn cầu hóa vẫn đang diễn ra, một số động lực tăng trưởng mới, ngành công nghiệp điện tử đang thay đổi hành vi, nên đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp phải nắm bắt xu hướng này.

Theo bà Hương, Việt Nam hưởng lợi bởi sự cạnh tranh gay gắt công nghệ Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, sự chuyển dịch của nhà đầu tư sang Việt Nam là xu hướng, song lợi thế nắm bắt được hay không tùy thuộc vào doanh nghiệp.

Đánh giá về sự phát triển của ngành điện tử 10 năm, bà cho hay ngành đã duy trì vị trí đứng đầu kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỉ trọng trên 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Tuy nhiên, tăng trưởng năm 2023 bị chững lại, với mức 109 tỉ USD.

Thách thức tham gia chuỗi cung ứng đầu cuối

Tiếp đến trong quý 1-2024, xuất khẩu điện tử đạt 30,5 tỉ USD, xuất siêu 4,2 tỉ USD. Đây là “con số biết nói” khi ngành đã đóng góp lớn vào thặng dư ngoại tệ cho đất nước. Bởi nếu không có mức xuất siêu của ngành điện tử thì Việt Nam sẽ nhập siêu.

Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu điện thoại không dây, đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu máy tính. “Chúng tôi ấn tượng, tự hào, khi sang Ấn Độ họ rất ngưỡng mộ Việt Nam, nhất là điện tử” - bà Hương chia sẻ.

Tuy vậy, bà Hương cho biết trong chuỗi cung ứng ngành điện tử Việt Nam, mảng R&D, Việt Nam chưa tham gia được nhiều trong chuỗi phân phối toàn cầu gồm phân phối linh kiện, phụ kiện. 

Bà cho rằng Việt Nam có nhiều cơ hội bứt phá để nắm bắt thời cơ và vận dụng thế mạnh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Ấn Độ: Nhập khẩu hàng điện tử từ ASEAN giảm sau khi siết chặt quy định về xuất xứẤn Độ: Nhập khẩu hàng điện tử từ ASEAN giảm sau khi siết chặt quy định về xuất xứ

Ấn Độ ghi nhận sự sụt giảm kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phần cứng điện tử từ các đối tác mà nước này có FTA, đặc biệt là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp