16/03/2023 23:37 GMT+7

Quốc hội Pháp náo loạn vì cải cách hưu trí

Ngày 16-3, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne sử dụng thủ tục đặc biệt để thông qua dự luật cải cách hưu trí không được lòng dân mà không cần bỏ phiếu ở Quốc hội.

Quốc hội Pháp náo loạn vì cải cách hưu trí - Ảnh 1.

Các thành viên cánh tả của Quốc hội giơ biểu ngữ phản đối và hát quốc ca ngăn Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne phát biểu về cải cách hưu trí tại Quốc hội Pháp, ngày 16-3-2023 - Ảnh: REUTERS

Động thái dựa trên điều 49:3 của Hiến pháp, đảm bảo dự luật về cải cách hưu trí cho phép tăng tuổi hưu thêm hai năm, lên 64 tuổi được thông qua sau nhiều tuần phản đối và tranh luận gay gắt.

Quốc hội náo loạn vì cải cách hưu trí

Theo Hãng tin Reuters, ngày 16-3, bà Borne được chào đón bằng những tiếng la ó khi đến Quốc hội để công bố thủ tục đặc biệt.

Phiên họp bị tạm dừng trong hai phút khi các nhà lập pháp cánh tả hát quốc ca ngăn cản bà phát biểu. Một số người cầm biểu ngữ ghi "Nói Không với 64 tuổi hưu".

Khi phiên họp được tiếp tục, bài phát biểu của bà hầu như bị át đi bởi những tiếng la ó từ các thành viên đối lập của Quốc hội và những tiếng hô hào kêu gọi bà "từ chức".

Reuters cho biết đây là cảnh hỗn loạn hiếm hoi tại Quốc hội Pháp.

"Cải cách này là cần thiết", bà Borne cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp và giải thích về việc mình dùng thủ tục 49:3.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và chính phủ của ông cho biết việc cải cách hưu trí, tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết để hệ thống hưu trí Pháp thoát khỏi tình trạng khó khăn vào cuối thập kỷ này.

Việc phải làm dù dân không ủng hộ

Lãnh đạo cực hữu bà Marine Le Pen kêu gọi bà Borne nên từ chức. 

"Việc sử dụng thủ tục 49:3 vào phút cuối là dấu hiệu của sự yếu kém tận cùng. Bà ấy phải từ chức", bà Le Pen quả quyết.

Thượng viện Pháp đã bật đèn xanh cho dự luật cải cách hưu trí sáng 16-3 nhờ sự ủng hộ của các thượng nghị sĩ từ Đảng bảo thủ Les Republicains (LR). Nhưng ở cuộc bỏ phiếu buổi chiều tại Quốc hội, các nhà lập pháp LR đã chia rẽ về vấn đề này.

Theo một nguồn tin có mặt ở cuộc họp vào phút cuối tại Elysee, ban đầu Tổng thống Macron muốn dự luật được bỏ phiếu để thông qua.

Tuy nhiên, cuối cùng, ông ủng hộ việc bỏ qua thủ tục bỏ phiếu sau khi xem xét các rủi ro tài chính, kinh tế quá lớn nếu dự luật cải cách hưu trí bị Quốc hội bỏ phiếu bác bỏ.

Việc thông qua luật lương hưu có thể sẽ khiến các công đoàn, người biểu tình và các đảng đối lập cánh tả thêm phẫn nộ vì họ cho rằng việc cải cách hưu trí không công bằng và không cần thiết.

Người đứng đầu Đảng Xã hội Olivier Faure ngày 15-3 cho biết nếu thông qua dự luật mà không bỏ phiếu, việc này có thể dẫn đến "sự tức giận không thể kiểm soát" sau nhiều tuần đình công và biểu tình.

Đảng Mặt trận quốc gia Pháp của bà Le Pen và Đảng cánh tả France Insoumise (Nước Pháp bất khuất) cho biết họ sẽ yêu cầu một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với Chính phủ. 

Tuy nhiên, điều này khó được thông qua vì hầu hết các nhà lập pháp bảo thủ có thể sẽ không ủng hộ lời kêu gọi này.

Paris xuống đường chống cải cách hưu tríParis xuống đường chống cải cách hưu trí

TT - Paris sáng thứ hai. Tại cửa ngõ Orléans phía nam thủ đô nước Pháp, xe hơi nối đuôi nhau hàng trăm mét từ 6 giờ sáng ở xung quanh các trạm xăng. Cảnh rồng rắn này gây ra kẹt xe khủng khiếp. Cảnh hỗn loạn chưa từng thấy!

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp