22/10/2018 06:00 GMT+7

Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 6: Bầu Chủ tịch nước, lấy phiếu tín nhiệm

T.CHUNG
T.CHUNG

TTO - Hôm nay 22-10, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV bắt đầu một tháng làm việc với những nội dung quan trọng của một kỳ họp giữa nhiệm kỳ.

Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 6: Bầu Chủ tịch nước, lấy phiếu tín nhiệm - Ảnh 1.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng 22-10 trước khi khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV - Ảnh: Quochoi.vn

Công tác nhân sự được tiến hành ngay đầu kỳ họp, vào chiều ngày khai mạc 22-10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Nội dung này được đưa vào chương trình của kỳ họp sau khi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột từ trần hôm 21-9, Quốc hội phải bầu người thay thế. Theo quy định của Hiến pháp 2013, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước mới trong số các đại biểu Quốc hội.

Và tại Hội nghị trung ương 8 ngày 3-10 vừa rồi, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại biểu Quốc hội Hà Nội, để Quốc hội xem xét bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.

Các đại biểu Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước sáng 23-10 và tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức chiều 23-10. Nghi thức quan trọng này sẽ được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.

Quốc hội cũng sẽ tiến hành các thủ tục phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn, và bổ nhiệm chức vụ này đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng, người đã được Thủ tướng giao quyền bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông từ 25-7.

Lấy phiếu tín nhiệm - công việc quan trọng nhất của kỳ họp giữa nhiệm kỳ - sẽ được bắt đầu từ chiều 24-10. Đến chiều hôm sau, 48 người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn sẽ biết mình được các đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm như thế nào.

Tính chất giữa nhiệm kỳ của kỳ họp này còn thể hiện ở việc chất vấn và trả lời chất vấn. Thay vì 4 tư lệnh ngành phải ngồi "ghế nóng" như các kỳ họp trước, lần này tất cả các thành viên Chính phủ đều sẽ phải đăng đàn để trả lời những vấn đề đại biểu chất vấn.

Nội dung chất vấn là rất rộng - tất cả các vấn đề đã được Quốc hội đưa ra chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4. Và chắc chắn các đại biểu Quốc hội sẽ không bỏ lỡ cơ hội đặt câu hỏi cho các đại diện cơ quan hành pháp về những vấn đề đang bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay.

Với việc duy trì không khí hỏi nhanh đáp gọn và tranh luận đã dần trở thành quen thuộc trên nghị trường từ khoảng hai kỳ họp trở lại đây, phiên chất vấn trong 3 ngày (từ 30-10 đến 1-11) hứa hẹn sẽ sôi nổi và thẳng thắn.

Bên cạnh các nội dung thảo luận kinh tế - xã hội, ngân sách và đầu tư công, Quốc hội kỳ này cũng sẽ dành thời gian đáng kể là 1,5 ngày làm việc để thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, thi hành án và phòng, chống tham nhũng.

Về công tác lập pháp, Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua các dự án: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch.

Quốc hội cũng sẽ phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Vì sao Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm trước, chất vấn sau?

TTO - Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp thứ 6, sau đó mới tiến hành chất vấn, theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc là để đảm bảo công bằng.

T.CHUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp