Toàn cảnh phiên họp Quốc hội - Ảnh: V.D. |
Người giữ chức danh này phải thực hiện những nhiệm vụ và công việc gì?
Điều 98, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) quy định: Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm để tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
- Tổ chức các nghiệp vụ thư ký tại phiên họp, kỳ họp; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; ký biên bản phiên họp, biên bản kỳ họp…
Điều 99 quy định Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng Quốc hội.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận