Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Đầu tháng 9-2022, Quảng Ninh chính thức thông tuyến cao tốc xương sống chạy dọc tỉnh Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái.
Tuyến cao tốc này cùng với cảng nước sâu Cái Lân, sân bay quốc tế Vân Đồn đã tạo nên một hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có năng lực vận tải lớn, được dự báo sẽ tạo bứt phá cho kinh tế tỉnh trong thời gian tới.
Nhiều chuyên gia dự báo với vị trí địa kinh tế thuận lợi, gần thủ đô Hà Nội, có biển, tiếp giáp với Trung Quốc, việc đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Quảng Ninh không chỉ có ý nghĩa với sự phát triển của địa phương, mà đây chính là động lực để lan tỏa phát triển kinh tế đối với vùng Đồng bằng Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái
9 tháng năm nay, kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng 10,12% so với cùng kỳ năm trước nhờ sự tăng trưởng ấn tượng của các ngành dịch vụ, sự phục hồi mạnh mẽ của hai khu vực công nghiệp - xây dựng, và nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, những năm qua tỉnh Quảng Ninh còn nỗ lực đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, thu hút vốn tư nhân vào phát triển hạ tầng để tạo động lực tăng trưởng dài hạn.
Hiếm có địa phương nào trong những năm gần đây đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông mạnh mẽ như Quảng Ninh.
Tháng 9-2022, tỉnh Quảng Ninh đã thông tuyến cao tốc Bạch Đằng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, với tổng chiều dài 176km, tổng vốn đầu tư khoảng 39.000 tỉ đồng, trong đó vốn tư nhân đóng góp trên 28.000 tỉ đồng, phần còn lại là vốn từ nguồn ngân sách.
Trước đó, vào tháng 1-2022, tỉnh đã khánh thành cầu vượt biển Cửa Lục 1 (vốn đầu tư hơn 2.100 tỉ đồng), đường bao biển nối hai thành phố Hạ Long và Cẩm Phả (vốn hơn 2.280 tỉ đồng), và cuối năm 2018, tỉnh Quảng Ninh đã khánh thành, đưa vào khai thác sân bay quốc tế Vân Đồn (hơn 7.400 tỉ đồng), mở cửa kết nối bầu trời với nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và các nước trong khu vực.
Không chỉ có vậy, hàng loạt công trình hạ tầng ngàn tỉ khác đang được tỉnh Quảng Ninh triển khai đầu tư bằng cả nguồn ngân sách, vốn tư nhân. Đó là Nhà máy nhiệt điện khí LNG Quảng Ninh (vốn đầu tư 47.000 tỉ đồng), cảng tổng hợp nước sâu Vạn Ninh, giai đoạn 1 (vốn đầu tư 2.248 tỉ đồng)…
Điểm nhấn của Quảng Ninh là trong bối cảnh có rất ít dự án hạ tầng trên cả nước được đầu tư theo hình thức PPP trong 5 năm vừa qua thì tỉnh vẫn thu hút được vốn đầu tư tư nhân vào những dự án hạ tầng lớn thông qua hình thức hợp tác công tư.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định với nền tảng hạ tầng hiện đại, đồng bộ, với đủ các loại hình giao thông kết nối đường biển, đường bộ, hàng không và cả đường sắt đang tạo sức hút đầu tư rất lớn cho tỉnh, tạo động lực tăng trưởng dài hạn, sẽ đưa Quảng Ninh trở thành một cực tăng trưởng kinh tế của cả nước những năm tới.
Bà Vũ Kim Chi, phó trưởng ban thường trực Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ: "5-7 năm trước hạ tầng giao thông là nút nghẽn trong thu hút đầu tư của tỉnh, khi nhà đầu tư nước ngoài đến với Quảng Ninh họ rất trăn trở, e ngại vì thiếu sân bay, đường bộ kết nối.
Nhưng sau nhiều năm nỗ lực, đến nay tỉnh đã biến nút nghẽn hạ tầng trở thành lợi thế trong thu hút đầu tư. Quảng Ninh hiện có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ với đường cao tốc, sân bay, cảng biển, không chỉ kết nối liên vùng, quốc tế và trong khu vực".
Đánh giá về điều này, bà Somhatai Panichewa - tổng giám đốc Công ty CP Amata Việt Nam, một nhà đầu tư nhiều năm gắn bó với tỉnh - nhận định Quảng Ninh là địa phương có kết nối hạ tầng giao thông rất tốt, có độ mở lớn khi kết nối trực tiếp với cửa khẩu quốc tế Móng Cái, với cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), lại sở hữu cảng hàng không quốc tế, kết nối với trục cao tốc chạy dọc tỉnh khá thuận tiện cho hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, quỹ đất công nghiệp của Quảng Ninh còn rất lớn, đó là điều mà chúng tôi luôn mong đợi ở những địa phương khi Amata quyết định đầu tư.
Cũng theo bà Chi, ngoài lợi thế hạ tầng hiện đại, môi trường đầu tư thông thoáng, thì Quảng Ninh là tỉnh có diện tích khu công nghiệp, khu kinh tế lớn nhất cả nước, trong đó có những khu công nghiệp nằm trong địa bàn khu kinh tế như các Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, Nam Tiền Phong, Sông Khoai…, trong Khu kinh tế Quảng Yên.
Đây là lợi thế rất lớn, bởi đầu tư vào các khu công nghiệp này nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi cao nhất về cơ chế chính sách theo quy định của Chính phủ. Đây là những ưu điểm thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư FDI.
Là "đại bàng" tiên phong đầu tư loạt dự án lớn như sân bay quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, tổ hợp casino Vân Đồn… tại Quảng Ninh, ông Phạm Hùng - chủ tịch Sun Group vùng Đông Bắc - mong muốn những dự án hạ tầng lớn sẽ giúp tỉnh khơi thông nguồn lực, mở ra cơ hội giao thương, trở thành một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện.
Thưa ông, đầu tư hạ tầng luôn đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi lâu, vậy động lực nào khiến Sun Group bỏ cả chục ngàn tỉ để đầu tư hệ thống cao tốc, sân bay hiện đại tại Quảng Ninh những năm qua?
Ông Phạm Hùng: Đầu tư cho hạ tầng cần nhiều vốn và lâu hoàn vốn, nhưng Sun Group hiểu rằng hạ tầng giữ vai trò quyết định, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Quảng Ninh nói riêng, vùng Đông Bắc nói chung.
Và phát triển hạ tầng cũng là một trong 1 trong 3 đột phá chiến lược mà chính quyền và nhân dân Quảng Ninh hướng tới để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế.
Kiên định sứ mệnh làm đẹp các vùng đất, ngay từ khi bắt đầu đặt chân đến Quảng Ninh, Sun Group đã đồng hành cùng địa phương xây nhiều công trình du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí và hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói cũng như thu hút nguồn lực đầu tư vào vùng di sản.
Con số thống kê đã cho thấy, năm 2017, khi Quảng Ninh chưa có hạ tầng sân bay, cảng biển, cao tốc, lượng khách đến vùng di sản khoảng 10 triệu lượt, nhưng đến năm 2019, sau khi hệ thống các công trình hạ tầng không - thủy - bộ vận hành đồng bộ, lượng khách tăng vọt lên 14 triệu.
Hay năm 2021, mặc dù ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, nhưng nhờ hạ tầng hiện đại, Quảng Ninh vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư với tổng thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách đạt trên 360.000 tỉ đồng. Trong đó, thu hút FDI thế hệ mới đạt gần 1,2 tỉ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2020.
Những con số đó đã phần nào chứng minh rằng hạ tầng giao thông đang dần tạo nên bước tăng trưởng đột phá cho kinh tế, xã hội, du lịch của Quảng Ninh. Đồng thời cũng cho thấy hướng đầu tư của chúng tôi tại Quảng Ninh là hoàn toàn đúng đắn.
Với cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, chủ đầu tư đã nỗ lực sao để có thể thông xe toàn tuyến cao tốc vào tháng 9 vừa qua?
Chúng tôi luôn xác định cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là dự án giao thông trọng điểm của Quảng Ninh. Dự án đi vào hoạt động kết nối cùng hệ thống cao tốc hiện hữu đưa Quảng Ninh trở thành địa phương sở hữu số km cao tốc lớn nhất cả nước, cũng như hiện thực hóa khát vọng kết nối liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Khi triển khai dự án này, chủ đầu tư phải đối diện không ít khó khăn về nguồn vốn, địa hình hiểm trở, phải băng rừng vượt biển, thời tiết phức tạp mưa nhiều, có thời điểm mưa tới 23 ngày/tháng, giá nguyên vật liệu tăng 40%, dịch bệnh COVID-19 kéo dài nên việc huy động trang thiết bị thi công và lực lượng công nhân triển khai thi công không dễ dàng.
Tuy nhiên, chúng tôi đã phải nỗ lực, quyết tâm vượt mọi gian khó, xem công trình này là danh dự của Sun Group, nỗ lực đưa dự án cán đích, hoàn thành trong vòng 25 tháng.
Ông Phạm Ngọc Sáu, giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cho biết sân bay Vân Đồn có 2 hướng phát triển chính, một là phát triển hành khách, hai là khai thác hàng hóa.
Về phát triển hành khách, sau khi cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái thông suốt đã mở ra cơ hội khi mà đường biên với Trung Quốc mở cửa trở lại thì lượng khách từ Trung Quốc đến sân bay Vân Đồn sẽ tăng lên. Theo đó, số chuyến bay kết nối giữa sân bay Vân Đồn với một số sân bay của Trung Quốc sẽ mở ra trong thời gian tới.
Trước năm 2019, sân bay Vân Đồn đã có chuyến bay đến các sân bay Thâm Quyến, Hồ Nam (Trung Quốc) nhưng do dịch bệnh bị ngưng lại. Hiện sân bay Vân Đồn đang định hướng phát triển thêm các đường bay đến các sân bay khác của Trung Quốc và phát triển thêm đường bay mới đến khu vực Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và đường bay có nhiều tiềm năng đến các nước Thái Lan, Ấn Độ.
Đối với các đường bay trong nước, sân bay Vân Đồn đang có đường bay đến TP.HCM và đang làm việc với các hãng bay để mở đường bay đi Phú Quốc, Cam Ranh, Đà Lạt, Cần Thơ, Đà Nẵng để kết nối các điểm cầu du lịch. Dự kiến đường bay Vân Đồn - Cần Thơ, Vân Đồn - Đà Nẵng sẽ được khôi phục và bắt đầu hoạt động vào tháng 12-2022.
Về vận chuyển hàng hóa, theo ông Sáu, khi có đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái thì vận chuyển hàng hóa sẽ tốt lên, lưu thông hàng hóa qua sân bay sẽ tăng lên. Đây cũng là định hướng lâu dài trong phát triển sân bay Vân Đồn - đồng bộ giữa vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa.
Về lâu dài, sân bay quốc tế Vân Đồn sẽ cân bằng giữa khách quốc tế và khách trong nước. Chúng tôi hy vọng thị trường Đông Bắc Á sớm hồi phục để tăng nguồn thu cho sân bay, tăng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
"Công suất thiết kế của sân bay Vân Đồn là 2,5 triệu khách/năm, nhưng thời điểm trước dịch bùng phát mới khai thác tối đa đón được khoảng 300.000 khách/năm. Chỉ một phần nhỏ công suất sân bay được khai thác, chúng tôi đang đặt mục tiêu tăng công suất khai thác lên một nửa hoặc 2/3 công suất thiết kế sân bay.
Để thực hiện điều này, hiện chúng tôi đang đầu tư thêm kho hàng hóa và hang ga, và tin tưởng số chuyến bay đến sân bay Vân Đồn thời gian tới sẽ tăng theo cấp số nhân, tăng gấp đôi, gấp ba hiện nay”, giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn chia sẻ.
Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái vừa được thông xe, và trước đó là tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đã đưa vào sử dụng giúp Quảng Ninh là một trong những tỉnh có tuyến cao tốc dài nhất.
Có tuyến cao tốc xuyên tỉnh, người dân, du khách, doanh nghiệp đã thuận lợi lưu thông hơn. Bây giờ, mọi người có thể sáng sớm ở Hà Nội, ăn sáng ở Hải Phòng, uống cà phê ở Hạ Long và ăn trưa tại Móng Cái…
Chính quyền, người dân, doanh nghiệp cảm nhận gì về những đổi thay khi có con đường cao tốc?
Nhà nước có chủ trương làm cao tốc qua địa bàn xã Dực Yên, người dân chúng tôi rất phấn khởi. Mấy bữa trước tôi đã cùng người cháu chạy xe về quê ở Hưng Yên, đường sá thuận lợi đi rất nhanh. Trước đây mỗi lần về quê thường phải di chuyển mất 6-7 giờ đồng hồ, giờ chỉ 2,5 - 3 giờ đã về tới quê, thời gian đi lại rút ngắn một nửa, và con đường về quê đã gần hơn trước đây.
Nhà tôi có mấy héc ta đất trồng vải, và khi có con đường, việc sản xuất, mua bán của người dân, doanh nghiệp gặp thuận lợi nhiều hơn. Trước đây, đồi vải nằm nơi heo hút, đường sá bất tiện thì chỉ loanh quanh bán ở chợ quê. Khi có đường, rồi bây giờ là cao tốc thì các thương lái đánh ô tô về tận vườn để thu mua. Nhờ đó, vải của dân chúng tôi cũng dễ dàng vươn xa, đến với mọi miền đất nước…".
(Ông Nguyễn Chuộng, thôn Đồng Tâm, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh)
Nói về sự đổi thay trên mảnh đất Dực Yên sau khi có cao tốc chạy qua, ông Mai Đức Cường - phó chủ tịch UBND xã Dực Yên, huyện Đầm Hà - cho biết đoạn cao tốc chạy qua xã dài 5,4km, cả xã có 180 hộ trong diện giải phóng mặt bằng, khi vận động giao đất hầu hết người dân đều ủng hộ ngay vì có đường cao tốc, nút giao lại ngay trên địa bàn xã nên đi lại cũng tiện hơn.
"Không chỉ có vậy, nhờ đi lại thuận tiện mà nhiều nhà đầu tư chẳng hạn như Tập đoàn Mavin đầu tư dự án chăn nuôi heo công nghệ cao; Tập đoàn TH Truemilk cũng về khảo sát tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án chăn nuôi bò, chế biến sữa tươi; một số nhà đầu tư khác cũng đang khảo sát để rót vốn đầu tư nhiều dự án trên địa bàn", ông Cường thông tin.
Trong 9 tháng năm 2022, tỉnh Quảng Ninh thu hút được khoảng 200 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Đây là những dấu hiệu khởi sắc bởi nhiều nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng hệ thống kho, nhà xưởng trong các khu công nghiệp để đón thêm các nhà đầu tư mới đến. Đặc biệt các nhà đầu tư nhỏ và vừa đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản.
Và để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tỉnh Quảng Ninh đã chuẩn bị kỹ thông tin, dữ liệu để công khai mời gọi nhà đầu tư. Dự báo trong quý 4 năm nay hoặc quý 1-2023, tỉnh Quảng Ninh sẽ đón thêm nhiều nhà đầu tư lớn, chẳng hạn nhà đầu tư Thụy Điển Autolist đã quyết định đầu tư 100 - 150 triệu USD vào lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, dự kiến trong tháng 10 tỉnh sẽ chính thức cấp phép đầu tư.
Lũy kế đến nay, tỉnh đã thu hút được khoảng 10 tỉ USD vốn FDI, trong đó có nhiều nhà đầu tư lớn, có thương hiệu, uy tín như: Foxconn, Jinko Solar, Bumjin, Tokyo Gas - Marubeni.
Có thể khẳng định đây là thời điểm Quảng Ninh hội tụ đầy đủ yếu tố để thu hút đầu tư, nhiều nhà đầu tư đã và đang đến với Quảng Ninh để tìm hiểu cơ hội đầu tư.
(Bà Vũ Kim Chi, phó ban thường trực Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh)
Hạ tầng giao thông kết nối Khu kinh tế Vân Đồn cơ bản đã hoàn thiện, vì thế khả năng Khu kinh tế Vân Đồn "cất cánh" thời gian tới sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta quyết tâm làm đến đâu. Khung pháp lý về cơ bản đã có, giờ phụ thuộc vào việc chúng ta phát triển Khu kinh tế Vân Đồn, trong đó điểm nhấn là tổ hợp kinh doanh du lịch có casino để đón du khách trong nước và quốc tế tới vui chơi, nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, đầu tư Khu kinh tế Vân Đồn cần sự vào cuộc cùng lúc của nhiều nhà đầu tư, 1-2 nhà đầu tư không làm nổi. Để làm được điều này, chính quyền cần tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, chứ bối cảnh như hiện nay nhiều nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào Vân Đồn theo kiểu xí chỗ để đó, chứ chưa rót tiền thật vào. Chính phủ cũng cần tạo ra một cú hích để thúc đẩy sự phát triển của Khu kinh tế Vân Đồn, từ đó thúc đẩy kinh tế của cả khu vực phía Bắc.
Có nhiều nhà đầu tư lớn muốn bỏ vốn vào Vân Đồn làm ăn nhưng họ vẫn còn lo ngại rủi ro đầu tư khi đang có quá nhiều biến động.
(GS Hà Tôn Vinh - chuyên gia kinh tế)
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận