25/08/2022 16:51 GMT+7

Quảng bá để lăng Lê Văn Duyệt thành điểm đến không thể bỏ qua khi đến TP.HCM

HOÀI PHƯƠNG
HOÀI PHƯƠNG

TTO - Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là niềm vinh dự của người dân quận Bình Thạnh (TP.HCM) mà còn là niềm tự hào của người dân Nam Bộ nói chung.

Quảng bá để lăng Lê Văn Duyệt thành điểm đến không thể bỏ qua khi đến TP.HCM - Ảnh 1.

Không khí lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt - Ảnh: THÁI THÁI

Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt là lễ hội thứ ba của TP.HCM, được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Việc công nhận này thể hiện sự ghi nhận của Nhà nước đối với những cống hiến, đóng góp của người dân Sài Gòn - Gia Định xưa, người dân Bình Thạnh (TP.HCM) ngày nay trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể này.

Trước đó, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội Nguyên tiêu ở quận 5, lễ hội Nghinh Ông ở huyện Cần Giờ.

Quảng bá để lăng Lê Văn Duyệt thành điểm đến không thể bỏ qua khi đến TP.HCM - Ảnh 2.

Nghi thức công nhận Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh: THÁI THÁI

Góp phần phong phú kho tàng di sản văn hóa phi vật thể

Bà Lâm Thị Hoàng Oanh - trưởng Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa lăng Lê Văn Duyệt - cho biết lễ hội Khai hạ - Cầu an là loại hình sinh hoạt văn hóa được hình thành và tồn tại lâu trong đời sống văn hóa của các tầng lớp người dân Nam Bộ. 

Việc lễ hội này được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của người dân quận Bình Thạnh - nơi di tích tọa lạc - mà còn là vinh dự của người dân TP.HCM, cũng như khu vực phía Nam.

Lễ Khai hạ - Cầu an diễn ra vào mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm với các nghi thức tế, lễ được tổ chức theo nghi thức tế lễ cung đình triều Nguyễn. Lễ hội này thường được chia thành nhiều phần khác nhau như: hạ nêu, khai hạ, khai bút và khai ấn.

Thông qua lễ hội, người dân cầu cho mưa thuận, gió hòa, để có một năm mới mọi việc đều thuận lợi, hanh thông, làm ăn phát đạt.

Một trong những phần không thể thiếu trong lễ Khai hạ - Cầu an là các tiết mục hát bội. Trong đó có tuồng San Hậu mà sinh thời Tả quân Lê Văn Duyệt yêu thích.

Quảng bá để lăng Lê Văn Duyệt thành điểm đến không thể bỏ qua khi đến TP.HCM - Ảnh 3.

Lãnh đạo TP.HCM, lãnh đạo quận Bình Thạnh và người dân tham gia hoạt động tại lăng Lê Văn Duyệt - Ảnh: BTC

Lăng Lê Văn Duyệt - Điểm đến trang nghiêm nhưng gần gũi

Cùng với lễ hội Khai hạ - Cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, lễ giỗ lần thứ 190 Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt (1832-2022) diễn ra từ ngày 26-8 năm nay, trở thành một hoạt động tín ngưỡng, văn hóa có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống người dân TP.HCM nói riêng, người dân Nam Bộ nói chung.

Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Đinh Khắc Huy cho biết: "Lễ giỗ lần thứ 190 Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt nhằm ghi nhớ công lao vị quan thanh liêm đã chăm lo tốt đời sống nhân dân".

Trong buổi lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đề nghị Sở Văn hóa và thể thao, Sở Du lịch TP.HCM, các cơ quan, chính quyền quận Bình Thạnh với tất cả tình cảm và trách nhiệm hãy hợp tác chặt chẽ, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Khai hạ - Cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, để luôn có vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Nam Bộ, của nhân dân TP.HCM nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng.

"Cần có nhiều hình thức thiết thực, sinh động để quảng bá di sản văn hóa phi vật thể, truyền thống lễ hội Khai hạ - Cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt của TP.HCM đến cả nước và bạn bè quốc tế, để lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt là điểm đến trang nghiêm nhưng rất hấp dẫn, gần gũi mà du khách không thể bỏ qua khi đến TP.HCM" - bà Thắng nói.

Chương trình lễ giỗ lần thứ 190 Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt diễn ra trong 2 ngày chính 26 và 27-8 (nhằm ngày 29-7 và 1-8 âm lịch), tại di tích lịch sử văn hóa lăng Lê Văn Duyệt (số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM).

Ngày tiên thường (26-8): Diễn ra các hoạt động như mời trầu rượu - tặng lộc (lúc 7h15), cúng tiên thường theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn (8h), lễ xây chầu - đại bội (9h30), Đoàn nghệ thuật Hát bội TP.HCM hát bội tuồng "Lê Công kỳ án" (10h30).

Ngày chánh giỗ (27-8): Có các hoạt động chính gồm cúng chánh giỗ theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn (lúc 8h), tế tiền hiền - hậu hiền - anh hùng liệt sĩ (9h30), hát bội tuồng Ngũ hổ Bình Tây (10h), hát bội tuồng San Hậu I, II, III (14h), lễ tôn vương (19h).

Lễ Khai hạ - Cầu an tại lăng Lê Văn Duyệt là di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ Khai hạ - Cầu an tại lăng Lê Văn Duyệt là di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

TTO - Sáng 25-8, UBND quận Bình Thạnh, TP.HCM tổ chức lễ đón bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ Khai hạ - Cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt.

HOÀI PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp