13/06/2024 10:18 GMT+7

Quán xá ven biển Đà Nẵng chuộng thanh toán số

Qua nhiều năm triển khai các hoạt động chuyển đổi số, đến nay hầu hết các cửa hàng ven biển ở Đà Nẵng đều có tỉ lệ giao dịch không tiền mặt hằng ngày đạt hơn 80%.

Tại các cửa hàng ven biển Đà Nẵng, hầu như khách sử dụng thanh toán không tiền mặt - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Tại các cửa hàng ven biển Đà Nẵng, hầu như khách sử dụng thanh toán không tiền mặt - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đến nay gần như 100% các quán xá dọc ven biển Đà Nẵng đều đã chấp nhận hình thức thanh toán không tiền mặt. Khách có thể thanh toán bằng cách quét mã QR, chuyển khoản hoặc thanh toán qua thẻ tín dụng, ví điện tử...

Không những vậy hiện nay các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê đều đã triển khai giải pháp gọi món và thanh toán qua mã QR dán trên bàn nhanh chóng, tiện lợi.

Thay đổi thói quen từ trong đại dịch

Từ đầu năm 2020, cà phê Cá Gỗ (ở bãi tắm Mân Thái, quận Sơn Trà) đã là một trong những nơi đầu tiên triển khai dịch vụ order (gọi món) tại bàn.

Khi đến quán, khách hàng chỉ cần ngồi vào bàn, quét mã QR có sẵn trên bàn thông qua điện thoại di động. Sau khi menu điện tử của quán hiện lên, khách hàng chỉ cần chọn món, chọn phương thức thanh toán quét mã QR qua ứng dụng của Viettel Money.

Chị Phan Thị Uyên Ly, chủ quán Cá Gỗ, cho biết từ yêu cầu hạn chế giao tiếp trong đợt dịch COVID-19 mà quán đã triển khai dịch vụ QR Code order tại bàn với một đối tác. Khi khách hàng vào quán và đặt món thì tại bàn thu ngân sẽ tự động nhận đơn và khu vực pha chế sẽ tự in ra nội dung chuẩn bị thức uống cho khách.

Ban đầu chị cho rằng đây là công cụ hỗ trợ khách hàng tự order mà không cần đến sự giúp đỡ của nhân viên để hạn chế lây lan trong dịch. Tuy nhiên khi triển khai thì có nhiều thuận lợi như việc giảm được nhân sự, hạn chế được sai sót, nhầm lẫn trong quá trình gọi món.

"Quản lý từ quá trình gọi đến thanh toán đều được số hóa nên cuối ngày tính toán thu chi, nguyên liệu pha chế cũng rất thuận lợi" - chị Ly nói.

Ngồi tại bàn, khách có thể gọi món và thanh toán qua mã QR - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Ngồi tại bàn, khách có thể gọi món và thanh toán qua mã QR - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Theo chị Ly, xu hướng tiêu dùng thay đổi nhanh, lượng khách quen trong quán cũng đã làm quen với công nghệ nên hiện nay hầu như tại quán không sử dụng tiền mặt. Nhờ thế, đợt dịch COVID-19 chị đi bước nữa khi triển khai thêm hình thức QR code order tại bàn.

Từ đó giúp cửa hàng chị Uyên Ly thuận lợi hơn nhờ có thể giám sát các hoạt động của quán từ xa, nên hiện nay vợ chồng chị sử dụng tại cả hai cửa hàng.

Nhiều cửa hàng ven biển cho biết trước khi triển khai dịch vụ gọi món qua mã QR code đều đã có thời gian dài chấp nhận hình thức thanh toán không tiền mặt bằng hình thức quét mã QR.

Chị Trầm Hương, chủ cửa hàng giải khát trên đường Võ Nguyên Giáp, nói chỉ mới chừng hơn 6 năm trước khi được nhân viên của Viettel Money và các ngân hàng giới thiệu hình thức thanh toán qua mã QR, chị còn khá bỡ ngỡ.

Chính chủ quán cũng bất ngờ khi xu hướng khách hàng thay đổi, người dân ít xài tiền mặt. Các ứng dụng thanh toán không tiền mặt như Viettel Money và của các đối tác khác không chỉ mang đến sự tiện lợi, an toàn trong giao dịch mà còn giúp chủ quán kiểm soát thu chi.

"Khi khách đến quán liên tục đòi "quét mã", tôi đã tự tin hơn hẳn.

Tôi nghĩ: "À, ai cũng có điện thoại, biết quét mã thì triển khai gọi món qua mã QR cũng được chấp nhận thôi. Thế là làm đến nay được 2 năm, gọi món thanh toán gì cũng online cả. Bây giờ ngoài ứng dụng của Viettel Money, nhà tôi còn dùng thêm nhiều tiện ích của các đơn vị khác để khách hàng thuận lợi chuyển tiền" - chị Hương nói.

Đại diện một đơn vị triển khai giải pháp QR code order tại Đà Nẵng cho biết loại hình này có nhiều ưu điểm và phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh như nhà hàng quy mô lớn, chuỗi nhà hàng, quán cà phê, thức ăn nhanh nhượng quyền…

Trên thực tế thông qua menu điện tử thì quán có thể chủ động thêm các chương trình khuyến mãi nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

"Quán cũng có thể quảng cáo thêm hệ sinh thái kinh doanh của mình trên đó. Tất nhiên việc áp dụng này sẽ có hiệu quả cao ở những nơi mà đối tượng khách hàng đã quen thuộc với việc sử dụng công nghệ số" - người này nói.

Người trẻ chuộng thanh toán số - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Người trẻ chuộng thanh toán số - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Chuyển đổi số "nhất khách, nhì chủ"

Hầu như các dịch vụ vui chơi ven biển Đà Nẵng đều đã có hướng dẫn thanh toán qua mã QR. Trong đó có các dịch vụ thuê đồ bơi, thuê thuyền SUP, ăn uống, mua sắm hàng lưu niệm đều có thể thanh toán qua ứng dụng trên di động.

Theo chị Phan Thị Uyên Ly, việc tỉ lệ giao dịch không tiền mặt ở khu vực ven biển cao không chỉ đến từ việc Đà Nẵng có nền tảng chuyển đổi số từ rất sớm, mà còn nhờ đối tượng khách hàng là người trẻ, du khách.

Như tại quán chị Ly, trung bình mỗi ngày có hơn 1.000 giao dịch thanh toán các loại dịch vụ qua ứng Viettel Money và các ví điện tử khác. Chỉ vài trường hợp chọn thanh toán tiền mặt rơi vào nhóm người lớn tuổi hoặc một vài khách đến từ các nước Đông Á không đọc được hướng dẫn bằng tiếng Anh trên bàn.

"Đà Nẵng là trung tâm du lịch của miền Trung nên có sự hội nhập rất sớm với các hình thức thanh toán không tiền mặt, nhất là thanh toán qua ví điện tử. Du khách quốc tế, nhất là người trẻ thì vốn đã có nền tảng công nghệ, làm quen chuyển đổi số nên khi thấy thuận lợi cho du khách mua sắm, sử dụng dịch vụ của mình thì chúng tôi ủng hộ triển khai thôi" - chị Ly nói.

Nhiều cửa hàng ven biển du lịch Đà Nẵng cho biết tỉ lệ thanh toán không tiền mặt của họ đã đạt hơn 80%. Anh Hoàng Hà, chủ một cửa hàng cho thuê ván lướt sóng, cho biết hầu hết khách của anh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo đó đối tượng khách của anh chủ yếu là khách du lịch ngoại tỉnh, do vậy khi đặt cọc thuê ván lướt và dịch vụ huấn luyện viên đều thanh toán qua mạng. Đến khi thanh toán nốt số tiền còn lại, khách cũng dùng điện thoại để thanh toán bằng việc quét mã QR Viettel Money.

Anh Hà cho biết việc thanh toán số tại cửa hàng là do khách của anh đa số là người trẻ tuổi, ngoài ra tâm lý chung của người đi du lịch biển người ta không thích mang theo ví tiền và mấy thứ lỉnh kỉnh vì dễ thất lạc.

"Người đi tắm biển chủ yếu mang điện thoại bỏ vào túi chống nước vừa để liên lạc, chụp ảnh. Tất nhiên khi mua hàng, sử dụng dịch vụ thì họ cũng dùng điện thoại.

Tỉ lệ giao dịch không tiền mặt đối với các cửa hàng kinh doanh dịch vụ này tất nhiên là cao rồi, nhất là trên các nền tảng ứng dụng ngân hàng vốn có thế mạnh về viễn thông như Viettel Money" - anh Hà giải thích.

Theo anh Hà, không riêng gì khu vực ven biển phát triển mạnh các hoạt động thanh toán điện tử, giao dịch không tiền mặt, mà hiện nay hầu như các địa điểm du lịch nào ở Đà Nẵng cũng đều đã áp dụng mô hình này vì nhanh gọn, an toàn.

Hoạt động quảng bá đẩy mạnh thanh toán số do báo Tuổi Trẻ phối hợp với các đơn vị tổ chức ở các điểm du lịch ven biển Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Hoạt động quảng bá đẩy mạnh thanh toán số do báo Tuổi Trẻ phối hợp với các đơn vị tổ chức ở các điểm du lịch ven biển Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Order qua mã QR trên điện thoại mang đến nhiều thuận lợi

Hiện nay việc phát triển hình thức thanh toán không tiền mặt đã phổ biến gần như tất cả các cửa hàng buôn bán trong khu vực đô thị Đà Nẵng. Thậm chí tại nhiều chợ quê vùng ven, mua cọng rau, cây hành cũng có thể thanh toán "ting ting". Nhờ nhiều năm làm quen với hình thức thanh toán không tiền mặt, hiện nay nhiều cửa hàng đã tiến lên một bước nữa là triển khai giải pháp Order qua mã QR trên điện thoại.

Việc chuyển đổi số này được đánh giá cao nhờ giúp quán loại bỏ menu giấy, giảm tải công việc của nhân viên phục vụ và đảm bảo hoạt động vận hành tại quán được diễn ra trơn tru trong giờ cao điểm.

Ngoài ra quá trình này cũng giúp tăng tốc quy trình vận hành nhờ đồng bộ hóa với các thiết bị trong hệ thống quản lý bán hàng. Các nhà phát triển dịch vụ cho rằng qua menu điện tử sẽ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng cách họ sẽ là người chủ động trong việc order, gọi món và thanh toán không tiền mặt khi đến trải nghiệm ăn uống, từ đó thúc đẩy doanh thu của quán.

Thêm nhiều lựa chọn thanh toán sốThêm nhiều lựa chọn thanh toán số

Các chủ thẻ Visa có thể kết nối thẻ Visa làm nguồn tiền khi thanh toán bằng mã QR trên MoMo, VNPAY-QR và ZaloPay tại đơn vị kinh doanh đã triển khai chấp nhận thanh toán với 3 ví điện tử kể trên.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp