27/10/2016 09:07 GMT+7

​Quan niệm sai lầm về sức khỏe

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương
Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Dưới đây là 8 quan niệm sai lầm về sức khỏe và những chia sẻ của các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan.

1. Ăn chất béo làm bạn béo

Thực tế là, chất béo, nếu được sử dụng một cách điều độ, rất cần thiết cho sức khỏe. Cân nặng quá mức bắt nguồn từ nguyên nhân bạn hấp thụ nhiều calories hơn mức cần thiết hơn là do chất béo. 

Chuyên gia về vấn đề dinh dưỡng Sharon Palmer, tác giả của cuốn The Plant-Powered Diet cho biết: “Không có bằng chứng nào cho thấy một chế độ ăn uống có lượng chất béo phù hợp dẫn tới việc tăng cân; thực tế là chất béo mang lại hương vị và khiến bạn có cảm giác no hơn. Bạn nên sử dụng một lượng chất béo phù hợp trong chế độ ăn hàng ngày, như dầu ô liu, quả ô liu, các loại hạt, bơ”.

2. Carb (cacbamat - một chất hóa học) làm bạn béo

Carb là viết tắt của carbon hydrates (chính là gluxit). Chúng được tìm thấy trong hầu hết các nguồn thực phẩm từ thực vật, như là trái cây, rau, đậu và các loại hạt. Sữa và các sản phẩm từ sữa là thực phẩm duy nhất có nguồn gốc từ động vật mà có chứa carbs. Thực tế là không phải tất cả carbohydrates đều giống nhau. Một cốc sôcôla và một quả chuối đều có carb, nhưng quả chuối chứa nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe và các chất dinh dưỡng cần thiết tốt hơn trong cốc sôcôla. Cuộc chiến của những người ủng hộ và phản đối carb đã diễn ra quyết liệt trong nhiều thập kỷ song một sự thật hiển nhiên là cơ thể bạn cần carb để xử lý năng lượng. Palmer khuyên chúng ta nên ăn các loại thức ăn giàu carb, chưa qua chế biến và nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây và rau quả. 

3. Gầy tức là bạn khỏe mạnh

Thực tế là mỗi người cần lượng chất béo khác nhau và gầy không phải là thước đo chính xác sức khỏe của bạn. Thậm chí, nếu bạn có tạng người mảnh mai một cách tự nhiên, bạn cũng cần tập thể dục và đi khám bác sỹ thường xuyên. Một bài viết trên Tạp chí JAMA Internal Medicine gần đây cho biết trong khi béo phì gây ra nguy cơ tử vong cao thì những người gầy cũng có nguy cơ tử vong cao hơn những người hơi béo một chút. Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng điều đó một phần có thể do những người gầy hơn không quan tâm cẩn thận tới sức khỏe của họ.

4. Nếu muốn giảm cân, hãy ăn kiêng

Thực thế là, kết quả đánh giá toàn diện 31 nghiên cứu về chế độ ăn kiêng lâu dài của UCLA năm 2007, cho thấy: “Ăn kiêng không dẫn tới việc giảm cân một cách hợp lý hoặc mang lại lợi ích về sức khỏe cho đa số người dân”. Traci Mann, trưởng nhóm đánh giá cho biết: “Ăn uống một cách điều độ là điều nên làm nhất và hãy tập thể dục. Thể dục là yếu tố quan trọng hàng đầu để bạn giảm cân một cách khỏe mạnh”.

5. Những người da sẫm màu không cần kem chống nắng

Nghiên cứu trong thực tế chỉ ra rằng những người có làn da sẫm màu một cách tự nhiên thường được chẩn đoán ở giai đoạn ung thư da muộn hơn và có cơ hội sống sót thấp hơn những người da trắng. 

Trong một báo cáo gần đây, TS. Diane Jackson-Richards, Giám đốc Bệnh viện Da liễu của Henry Ford ở Detroit cho biết: “Chúng ta cần có những nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức cho các nhóm thiểu số để họ hiểu biết một cách đầy đủ về sự nguy hiểm của ánh sáng mặt trời và những điều họ có thể làm nhằm giảm nguy cơ bị ung thư da”.

6. Một calories chỉ là một calories

Sự thực là 200 calories từ nước soda và 200 calories từ cà rốt hoạt động rất khác nhau trong cơ thể. Theo Toni Sicola, một chuyên gia dinh dưỡng, “các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe trong giai đoạn tuổi già là do việc áp dụng (quy luật của) nhiệt động lực học cho cơ thể - chúng ta cần quan tâm tới các hiện tượng hóa sinh và sinh lý để biết rõ về tình trạng cơ thể mình chứ không phải sức khỏe vật lý”.

7. Một ngày, chúng ta cần uống 8 cốc nước

Thực tế là, theo Heinz Valtin, giáo sư sinh lý học nghỉ hưu của Trường Y Dartmouth, chuyên gia nghiên cứu thận và đã có 45 năm nghiên cứu hệ thống sinh học nhằm giữ sự cân bằng lượng nước trong cơ thể, chúng ta nên uống nước trong bữa ăn và khi chúng ta cảm thấy khát.

Chuyên gia dinh dưỡng Cara Rosenbloom giải thích rằng: “Để kiểm tra sự cân bằng lượng nước trong cơ thể, chỉ cần đơn giản lưu ý tới màu nước tiểu của bạn. Nước tiểu cần phải trong hoặc có màu như nước chanh. Nếu nước tiểu của bạn đậm màu hơn, hãy uống nhiều nước”.

8. Tôi có thị lực hoàn hảo nên không cần kiểm tra mắt

Theo Anne Russell, phát ngôn viên của Hiệp hội Nhãn khoa California, việc một bên mắt của bạn tốt có thể làm bạn không chú ý tới vấn đề thị lực của mắt còn lại hoặc bạn có thể mắc phải các chứng bệnh về mắt như tăng nhãn áp. 

Russell cho biết: “Việc chẩn đoán và điều trị sớm các vấn đề về mắt và thị lực rất quan trọng để duy trì sức khỏe của mắt cũng như thị lực tốt. Bác sỹ về mắt cũng có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như tiểu đường thông qua việc kiểm tra mắt một cách toàn diện”. 

Russell cũng tiết lộ thêm một bí quyết nữa: “Thực chất rau chân vịt là thực phẩm tốt hơn cà rốt trong việc bảo vệ mắt và thị lực của bạn vì nó chứa lutein và zeaxanthin, hai chất dinh dưỡng quan trọng để chống lại các bệnh lão hóa về mắt”.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: quan niệm sức khỏe
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp