Trong những năm gần đây, dòng chảy hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có sự thay đổi lớn do sự tác động từ các thủy điện thượng nguồn. Trong ảnh là Thủy điện Đắk Mi 4, một trong rất nhiều thủy diện bậc thang trên hệ thống sông này - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG |
Thỏa thuận bao gồm ba nội dung chính, trong đó hai địa phương sẽ thành lập một ban điều phối liên tỉnh với sự hỗ trợ của Viện Chuyển đổi môi trường - xã hội và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế để quản lý các vấn đề kinh tế, môi trường trên hệ thống sông này.
Phát biểu tại lễ ký kết ông Lê Trí Thanh - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết ban điều phối sẽ thực hiện phương pháp tiếp cận “từ đầu nguồn xuống biển”, một phương thức quản lý không gian mới của thế giới áp dụng cho các vùng nước “xuyên ranh giới” để quản lý hệ thống sông này.
“Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là một trong 9 hệ thống sông lớn của Việt Nam và là sông liên tỉnh được đánh giá rất phức tạp nhưng hiện nay cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước là chưa phù hợp đang trở thành yếu tố giảm chức năng của lưu vực gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của hai địa phương.
Đồng thời, việc phát triển thủy điện, mâu thuẫn trong phân bổ và sử dụng nguồn nước giữa thủy điện và các ngành liên quan chưa được giải quyết thỏa đáng. Do vậy sự hợp tác hôm nay với mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường để đảm bảo lợi ích quê hương, lợi ích của người dân” - ông Thanh nói.
Như báo Tuổi Trẻ từng nhiều lần phản ánh, trong những năm qua hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có sự thay đổi lớn về chế độ dòng chảy tự nhiên theo chiều hướng bất lợi tăng khả năng đe dọa lũ mùa mưa, thiếu nước và xâm nhập mặn sâu hơn mùa khô.
Cụ thể là tình trạng xâm nhập mặn sâu ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam và nguồn nước thô ở nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẵng).
Thay đổi về dòng chảy cũng là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng quá trình sạt lở bờ sông và xâm thực bờ biển Cửa Đại (Hội An).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận