Theo thống kê, có hơn 85% người trong độ tuổi 18-44 cho biết đã quan hệ tình dục bằng miệng ít nhất một lần với bạn tình khác giới.
Một cuộc khảo sát riêng biệt được tiến hành trước đây cũng cho thấy 41% thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 cho biết đã quan hệ tình dục bằng miệng với bạn tình khác giới.
Theo bác sĩ Trung, bất kỳ ai tiếp xúc với bạn tình bị nhiễm bệnh đều có thể bị lây các bệnh qua đường tình dục, không chỉ ở miệng - họng mà còn ở bộ phận sinh dục hoặc trực tràng.
Nguy cơ mắc hoặc lây bệnh cho người khác qua quan hệ tình dục đường miệng phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại bệnh cụ thể, hình thức và số lần quan hệ tình dục.
Các bệnh thường gặp khi quan hệ tình dục bằng miệng như bệnh lậu, giang mai, HIV, HPV, Herpes, Chlamydia. Các yếu tố tăng nguy cơ lây truyền hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) khi quan hệ tình dục bằng miệng như: sức khỏe răng miệng kém, bị sâu răng, bệnh nướu răng hoặc chảy máu nướu răng và ung thư vùng miệng; vết loét ở miệng hoặc ở bộ phận sinh dục…
Do đó, có thể giảm nguy cơ lây truyền hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ tình dục bằng miệng nên việc sử dụng bao cao su, màng chắn miệng hoặc các biện pháp bảo vệ khác mỗi khi quan hệ.
Bên cạnh đó, cần chung thủy "một vợ một chồng" hay nói cách khác là có mối quan hệ chung thủy lâu dài với một người không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận