23/03/2021 13:53 GMT+7

Quân đội Trung Quốc có mặt ở đối thoại Alaska làm gì?

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Các quan chức của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã có mặt tại cuộc đối thoại cấp cao Alaska hồi tuần trước với vai trò cố vấn về nhiều vấn đề, trong đó có Biển Đông.

Quân đội Trung Quốc có mặt ở đối thoại Alaska làm gì? - Ảnh 1.

Quân đội Trung Quốc hi vọng xây dựng quan hệ quân sự tốt hơn với Mỹ - Ảnh: REUTERS

Nguồn tin từ quân đội Trung Quốc nói với báo South China Morning Post rằng sự hiện diện của PLA cho thấy Bắc Kinh nóng lòng muốn đưa các cuộc nói chuyện này thành đối thoại chiến lược, đồng thời ngăn các mâu thuẫn quân sự không mong muốn xảy ra.

Nguồn tin trên cũng cho biết PLA còn tham gia cố vấn về các vấn đề Afghanistan, Iran, Triều Tiên, cũng như nỗ lực ngăn xung đột quân sự ở eo biển Đài Loan và Biển Đông.

“Bộ Ngoại giao Trung Quốc đóng vai trò dẫn đầu trong đối thoại Alaska, trong khi Văn phòng Hợp tác quân sự quốc tế cũng cử quan chức đến hỗ trợ. PLA có vai trò tại Afghanistan, Iran, Triều Tiên và những khu vực khác - nơi lợi ích của Trung Quốc và Mỹ có giao thoa”, nguồn tin của South China Morning Post cho biết.

Văn phòng Hợp tác quân sự quốc tế là một cơ quan thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc, chịu trách nhiệm giám sát ngoại giao quân sự.

Nguồn tin trên cho biết phái đoàn Trung Quốc đã đề cập đến khả năng quay lại đối thoại quân sự cấp cao để tránh các xung đột tại biển Hoa Đông và Biển Đông.

Cơ chế trao đổi quân sự cấp cao giữa PLA và Lầu Năm Góc đã dừng từ tháng 11-2020, sau khi PLA không tham gia cuộc họp trực tuyến về an ninh hàng hải cùng Mỹ.

Bên cạnh đó, theo South China Morning Post, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Afghanistan đã tăng lên kể từ khi Bắc Kinh củng cố hỗ trợ kinh tế và an ninh cho Kabul, thông qua Sáng kiến Vành đai - Con đường.

Lực lượng Taliban đã đàm phán cùng Mỹ về việc chia sẻ quyền lực trong thỏa thuận hòa bình Afghanistan, sau khi Mỹ có kế hoạch rút quân khỏi khu vực này vào ngày 1-5 năm nay. Dù vậy, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa công bố các bước tiếp theo.

“Mỹ lo ngại những cường quốc khác như Trung Quốc và Nga sẽ lấp vào khoảng trống quân sự và kinh tế sau khi Mỹ rút quân. Thế nhưng Bắc Kinh không hứng thú với việc thay thế vai trò của Mỹ tại Afghanistan và Trung Đông. Điều này có nghĩa là vẫn còn dư địa để hai nước hợp tác ở khu vực đó”, nguồn tin từ quân đội Trung Quốc cho biết.

Ngoài ra, nguồn tin trên cũng nói rằng sự có mặt của các quan chức PLA tại Alaska “phục vụ mục đích thể hiện mong muốn xây dựng quan hệ quân sự tốt hơn với Mỹ”.

Mặc cho màn đấu khẩu mở đầu cuộc gặp, cả Mỹ và Trung Quốc đều tuyên bố đã có “cuộc đối thoại thẳng thắn” về nhiều vấn đề như Iran, Triều Tiên, Afghanistan và biến đổi khí hậu.

Dù phía Mỹ dừng lại ở việc gọi đây là những “cuộc gặp cấp cao”, truyền thông Trung Quốc gọi sự kiện ở Alaska là “đối thoại chiến lược”.

Trung Quốc đang làm gì ở đá Ba Đầu? Trung Quốc đang làm gì ở đá Ba Đầu?

TTO - Sự xuất hiện của hơn 220 tàu Trung Quốc xung quanh đá Ba Đầu tại cụm đảo Sinh Tồn qua các hình ảnh được Philippines công bố, tố là tàu dân quân biển, đánh dấu một bước leo thang nguy hiểm.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp