23/05/2024 16:31 GMT+7

Quân đội Nga khai hỏa bắt đầu tập trận hạt nhân

Ngày 23-5, quân đội Nga chính thức bắt đầu giai đoạn đầu tiên của cuộc tập trận sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược năm 2024, đồng thời phát cảnh báo đến phương Tây.

Hình ảnh về cuộc tập trận hạt nhân hôm 23-5 do cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga đăng tải - Ảnh: RIA NOVOSTI

Hình ảnh về cuộc tập trận hạt nhân hôm 23-5 do cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga đăng tải - Ảnh: RIA NOVOSTI

Hãng thông tấn RIA (Nga) đưa tin cuộc tập trận hạt nhân sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược của quân đội Nga chính thức bắt đầu hôm nay 23-5.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về cuộc tập trận hạt nhân hôm 6-5. Trước phản ứng của quốc tế, nhà lãnh đạo Nga từng không ít lần nói rằng cuộc tập trận không phải là quyết định ngẫu nhiên, mà vốn nằm trong kế hoạch đã được định sẵn từ trước.

RIA nhận định cuộc tập trận chính là phản ứng của Matxcơva trước những lời lẽ “ngày càng hung hãn” của các nước phương Tây về khả năng điều binh đến Ukraine.

Quân khu phía Nam được chọn

Cũng theo RIA, không phải ngẫu nhiên Quân khu phía Nam được chọn làm nơi tiến hành tập trận hạt nhân. Khu vực Quân khu phía Nam của quân đội Nga chính là nơi đang diễn ra “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine.

Giới quan sát Nga nói rằng việc tổ chức tập trận hạt nhân ở đây là lời cảnh báo về những gì chắc chắn sẽ xảy ra với binh sĩ, quân nhân các nước phương Tây nếu họ bước vào chiến sự Nga - Ukraine.

“Cuộc tập trận nhằm mục đích duy trì tinh thần sẵn sàng của các binh sĩ cũng như hoàn tất chuẩn bị các trang thiết bị trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược để đáp trả họ (các nước phương Tây). 

Tất cả để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Nga trước những tuyên bố đầy khiêu khích cũng như các mối đe dọa từ bên ngoài đang nhằm vào Nga”, thông báo của Bộ Quốc phòng Nga hôm 23-5 nêu rõ.

Vũ khí hạt nhân phi chiến lược là các loại đầu đạn cỡ nhỏ có thể gắn trên tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm, ngư lôi, phóng từ máy bay hoặc bắn từ pháo.

Các cuộc tập trận hạt nhân tương tự từng được thiết lập từ thời Liên Xô cũ. Cuộc tập trận sẽ bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau.

Trong đó, ở giai đoạn đầu tiên, các đầu đạn hạt nhân sẽ được chuyển trực tiếp từ kho lưu trữ đến các căn cứ quân đội.

Đến giai đoạn thứ hai, các binh sĩ và chuyên gia quân sự sẽ tiến hành lắp ghép, kiểm tra và hoàn tất chuẩn bị về mặt kỹ thuật cho các đầu đạn hạt nhân đã được bố trí sẵn trên các tàu sân bay.

Tiếp đến, họ sẽ xin giấy phép từ tổng tư lệnh tối cao của quân đội để tiến hành các nhiệm vụ thực tế.

Có cả tên lửa Iskander và tiêm kích MiG-31K

Tính đến 8h ngày 23-5 (tức 13h theo giờ Việt Nam), quân đội Nga đã hoàn tất chuyển các vũ khí hạt nhân phi chiến lược từ kho lưu giữ đến vị trí của các tổ hợp tấn công ở Quân khu phía Nam.

Ngoài ra, một số loại vũ khí khác cũng xuất hiện tại cuộc tập trận hạt nhân như tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander - loại tên lửa có khả năng mang nhiều đầu đạn khác nhau, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân, máy bay chiến đấu đánh chặn MiG-31K, tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Hệ thống Iskander có tầm bắn 500km, trong khi tên lửa siêu thanh Kinzhal với các loại "đầu đạn đặc biệt", với tầm bắn hơn 2.000km khiến cho ngay cả khẩu đội phòng không Patriot của Mỹ trong phạm vi 30km cũng bị "vô hiệu hóa".

Phạm vi 30km nói trên lại nằm gọn trong các tính toán nhằm cố định "vùng đệm" mà quân đội Nga đang cố gắng mở rộng ở khu vực Kharkov lúc này, nhằm tạo ra một vòng vây cách biên giới Nga - Ukraine khoảng 10-15km.

Ngoài một số loại tên lửa nói trên, quân đội Nga nói rằng họ vẫn còn nhiều loại đạn pháo hạt nhân từ thời Liên Xô có thể sử dụng được như 3BV3 152mm, pháo tự hành 2S3 Akatsiya, 2S5 Giatsint-S...

Theo giải thích của giới quân sự Nga, không giống như vũ khí hạt nhân chiến lược, các vũ khí hạt nhân phi chiến lược mà họ sử dụng trong cuộc tập trận hạt nhân không nằm trong khuôn khổ Hiệp ước START.

Vì thế, phía Matxcơva hoàn toàn có thể sử dụng các vũ khí hạt nhân phi chiến lược này.

New START là hiệp ước duy nhất còn hiệu lực giữa Mỹ và Nga nhằm kiểm soát số đầu đạn hạt nhân, tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và phương tiện phóng.

Hiệp ước có hiệu lực từ năm 2011, trong đó quy định mỗi nước không triển khai quá 1.550 đầu đạn hạt nhân và 700 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Tuy nhiên, phía Nga không tiết lộ hiện họ đang sở hữu bao nhiêu vũ khí phi chiến lược, các thông tin về nơi cất giữ, và phân loại đều được giấu kín hoàn toàn.

Nga tập trận hạt nhân, ông Putin đích thân giám sátNga tập trận hạt nhân, ông Putin đích thân giám sát

TTO - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đích thân giám sát các cuộc tập trận quân sự liên quan đến việc tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa, theo Đài Russia Today.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp