09/11/2024 09:52 GMT+7

Quan điểm ‘muốn đi xa thì đi cùng nhau' và chìa khóa cho tương lai các nước Mekong

Tương lai của các nước Mekong sẽ gắn với năng lực đổi mới sáng tạo, cách mạng công nghiệp 4.0, tiến bộ khoa học - công nghệ.

Quan điểm ‘muốn đi xa thì đi cùng nhau' và chìa khóa cho tương lai các nước Mekong - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình - Ảnh: Bộ Ngoại giao

Trả lời báo chí sau chuyến công tác tại Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình cho rằng việc Thủ tướng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao ACMECS lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao CLMV lần thứ 11 đã mang tới nhiều ý nghĩa quan trọng.

Theo đó, các hội nghị đã xác định ba phương hướng lớn cho hợp tác tiểu vùng trong dòng chảy phát triển của thế giới. Tương lai của các nước Mekong sẽ gắn với năng lực đổi mới sáng tạo, cách mạng công nghiệp 4.0, tiến bộ khoa học - công nghệ. Trọng tâm là chuyển đổi số, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và xây dựng khuôn khổ chính sách phù hợp.

Muốn đi xa thì đi cùng nhau

Các nước cũng tái khẳng định việc quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng xanh, sạch.

Cùng đó là việc tăng cường sức mạnh nội tại của các nền kinh tế. Trọng tâm ưu tiên thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, kết cấu hạ tầng cơ sở cả về giao thông, năng lượng và viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, kết nối kinh tế.

Các hội nghị cũng đã giúp củng cố đoàn kết và gắn kết để cùng ứng phó với những thách thức chung. Với quan điểm "muốn đi xa thì đi cùng nhau", các nhà lãnh đạo khẳng định sự đoàn kết, hợp tác và mở rộng khắp thế giới. 

Với lịch hoạt động dày đặc liên tục 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các thành viên đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ nhà Trung Quốc và các đối tác.

Theo đó trong các bài phát biểu, Thủ tướng đã đưa ra nhận định chính xác, kịp thời về những đặc trưng nổi bật của môi trường phát triển và các xu thế lớn. Từ đó giúp định vị vai trò, sứ mệnh của từng cơ chế trong kỷ nguyên mới.

Đó là đề xuất phát triển hành lang kinh tế thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo là trung tâm; xây dựng cộng đồng đoàn kết, vững mạnh và phát triển bền vững; các nước cùng phát huy nội lực kết hợp ngoại lực và đoàn kết vượt qua khó khăn.

Thủ tướng cũng đưa ra phương châm "4 cùng": cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng; cùng phát triển, cùng chung niềm vui, hành phúc và tự hào.

Kết hợp với đó là phương châm "6 gắn kết": gắn kết giữa tư duy và hành động; giữa truyền thống và hiện đại, giữa tăng trưởng nhanh với phát triển bền vững; giữa quốc gia với khu vực và quốc tế; giữa chính phủ với người dân và doanh nghiệp; giữa phát triển và duy trì ổn định và bảo đảm an ninh.

Những quan điểm này được đánh giá cao, khi Thủ tướng nhấn mạnh để thực hiện cần "coi trọng thời gian, coi trọng trí tuệ, đổi mới để bứt phá, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để tiến lên, đoàn kết thêm sức mạnh".

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có những đóng góp rất cụ thể, thiết thực cho các cơ chế hợp tác. Đó là việc Việt Nam sẽ đóng góp 10 triệu USD cho Quỹ Phát triển ACMECS; và tiếp tục triển khai chương trình học bổng.

Triển khai dự án lớn mang tính biểu tượng quan hệ Việt - Trung

Đối với các hoạt động song phương với Trung Quốc, Thứ trưởng Bình cho hay trên cơ sở xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược, Thủ tướng đã có 19 hoạt động với nhiều kết quả tích cực nhằm cụ thể hóa nhận thức chung, thúc đẩy quan hệ hai nước hiệu quả, thực chất, bền vững.

Đó là sự tăng cường tin cậy chính trị, gắn với tiếp tục làm sâu sắc hợp tác thực chất trên các lĩnh vực. Trọng tâm là việc triển khai các dự án lớn, biểu tượng hợp tác mới của quan hệ Việt - Trung.

Trong đó coi triển khai ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối hai nước (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng) là ưu tiên cao nhất trong hợp tác kết nối hạ tầng chiến lược giữa hai bên.

Cùng đó là việc tăng cường giao lưu nhân dân, củng cố hơn nữa nền tảng xã hội của quan hệ hai nước. Đó là việc triển khai Năm Giao lưu nhân văn Việt - Trung 2025 để tăng tình hữu nghị; thúc đẩy phục hồi du lịch; phát huy hiệu quả của các "địa chỉ đỏ" mang dấu ấn cách mạng tại Vân Nam, Trùng Khánh, Quảng Tây.

Hai bên cũng nhất trí kiểm soát tốt bất đồng, không để ảnh hưởng đến quan hệ rất tốt đẹp giữa hai Đảng, hai nước, phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới.

Quan điểm ‘muốn đi xa thì đi cùng nhau' và chìa khóa cho tương lai các nước Mekong - Ảnh 3.Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp