Quá khứ sòng phẳng của một nhà phê bình
Ông tự tin như vậy vì hiếm ai có ý thức ghi chép một cách nghiêm nhặt, chi chút nhưng cũng chọn lọc, tinh tế như ông từ hơn 50 năm trước.
Phóng to |
Sách do Phương Nam và NXB Hội Nhà Văn ấn hành - Ảnh: T.H. |
Những ghi chép nhẩn nha của ông, bền bỉ, năm năm tháng tháng - có nhiều lần ông đã mang đọc cho bạn bè văn chương nghe, từ những cuốn sổ ố vàng, bụi phủ, những chồng sổ chất ngất với những hàng chữ li ti nhưng rõ rành của một người học hành và cẩn trọng - đã lên đến con số hàng trăm cuốn.
Và ông từ tốn, chậm rãi, lâu lâu rút từ trong các chồng sổ bụi ấy những gì mà ông thấy bạn bè văn chương đang cần đọc, cần nghe nhất, hoặc ông đang muốn "mượn xưa nói nay" nhất để in ra cho công chúng, từ năm 1996 đến nay đấy là tập tư liệu - phê bình thứ tám của ông được xuất bản.
Dĩ vãng phía trước là loại sách như thế. Nó có thể là vài chục trang nhật ký của phóng viên chiến trường Ngô Thảo những năm 1968-1969 ở miền đất lửa Quảng Trị, cũng có thể là ghi chép về những cuộc trò chuyện văn chương vô tiền khoáng hậu ở một địa danh chẳng mấy ai biết đến là Hương Ngải - nơi mà tòa soạn tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội (cơ quan của Ngô Thảo) sơ tán trong những ngày máy bay Mỹ ném bom Hà Nội, nơi mà những Nguyễn Ðình Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Xuân Thiều... tranh luận với nhau về tác phẩm, về đời, về người làng văn...
Dĩ vãng phía trước cũng là một tập tư liệu quý với sự trần thuật câu chữ đơn sơ không giấu được cái tình của Ngô Thảo với những đồng đội - đàn anh - bạn văn chí cốt mà ông yêu quý hơn cả máu thịt: Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Thu Bồn. Bản thân những ghi chép mộc mạc làm người đọc rung lên vì xúc động trước cái tình mà những người viết một thời từng dành cho nhau, và tình yêu trong vắt, không đong đếm của họ với đất nước này, nhân dân này, thời điểm đó.
Cũng vì vậy mà với Ngô Thảo và bạn bè, dĩ vãng vẫn ở phía trước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận