Nhà máy xơ sợi Đình Vũ - Ảnh: HÀ BÌNH |
* Nhà nước giữ 65% vốn tại Lọc dầu Dung Quất
Theo đó, với nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, Hải Phòng (Tuổi trẻ đã đề cập trong bài ), PVN sẽ duy trì tỷ lệ sở hữu 74% để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. Một phương án khác là giảm sở hữu xuống tỷ lệ 36%. Đặc biệt, PVN nhấn mạnh có thể bán toàn bộ nếu tìm được đối tác mua.
Ngoài ra, PVN nêu đã đưa ra kế hoạch thành lập ban chỉ đạo và mời các tổ chức định giá một số công ty con trong tập đoàn như Tổng công ty Điện lực Dầu khí (dự kiến bán vốn, tỷ lệ nắm giữ tối thiểu 51%), Tổng công ty Dầu Việt Nam (vốn nhà nước 65%), Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn - vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất (nhà nước sẽ nắm 65% sau cổ phần hoá).
PVN cũng đưa ra việc giảm sở hữu nhà nước xuống 75% tại Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, giảm tỷ lệ nhà nước nắm giữ xuống tối thiểu 75%. Đây là công trình tiếp nhận từ Vinalines khi tái cơ cấu. Tính đến cuối năm 2015, công ty này vẫn lỗ luỹ kế hơn 1.000 tỷ đồng.
PVTex có tổng vốn đầu tư khoảng 325 triệu USD (7.200 tỷ đồng) ra đời cuối năm 2008, trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển mạnh về dệt may và nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.
Năm 2015, PVTex lỗ 1.255 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 504 tỷ đồng. Trước đó trong năm 2014, doanh thu của nhà máy này cũng chỉ đạt 992 tỷ đồng, lỗ 1.085 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2015, công ty có vốn điều lệ 2.165 tỷ đồng.
PetroVietnam nắm khoảng 74% vốn của PVTex, phần còn lại là Đạm Phú Mỹ nắm giữ và công ty này đã phải trích lập tối đa dự phòng rủi ro cho khoản đầu tư này vào PVTex.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận