Phóng to |
Không có goal-line, Everton đã bị cướp mất một bàn thắng trong trận gặp Newcastle vào tháng 9 vừa qua. Trong ảnh: pha dứt điểm của Anichebe đã đưa bóng qua vạch vôi - Ảnh: Sky Sport |
Kế hoạch này được vạch ra từ năm 2012 nhưng phải đến khi những thử nghiệm trên đất Nhật Bản (FIFA Club World Cup) mang lại thành công, người Anh mới quyết định đưa công nghệ goal-line vào các trận đấu tại Premier League nhằm hỗ trợ các trọng tài trong việc xác định bàn thắng đã qua vạch vôi hay chưa.
“Premier League đã ủng hộ goal-line suốt một thời gian dài. Chúng tôi cũng bàn luận với FIFA về giấy phép cung cấp công nghệ này. Hi vọng mọi thứ sẽ sớm được triển khai” - thông báo trên websie của Premier League cho biết.
Hiện BTC vẫn đang cân nhắc lựa chọn giữa hai công nghệ: hawk-eye (mắt diều hâu) và goal-ref (goal referee, trọng tài bàn thắng). Theo báo chí Anh, nhiều khả năng công nghệ hawk-eye sẽ được lựa chọn, bởi đây là sản phẩm của người Anh và nó cũng đã được áp dụng rộng rãi từ năm 2006 ở môn cricket và quần vợt.
Trước Premier League, FIFA cũng đã tuyên bố sẽ áp dụng công nghệ goal-line tại Confederations Cup 2013 và World Cup 2014 ở Brazil.
Hệ thống goal-line technology trên sân gồm một trường điện từ, thiết bị thu - phát và máy tính xử lý dữ liệu. Trường điện từ được tạo ra từ nhiều sợi cáp mỏng có đường kính 2mm được chôn xuống khoảng 15-20cm so với mặt sân. Hệ thống cáp này đặt ở khu vực 16,50m và phía sau vạch cầu môn, mỗi sợi cáp chứa một số lượng điện tích chuyển động bên trong nó để tạo thành một trường điện từ duy nhất. Khi quả bóng di chuyển đến khu vực cầu môn, bộ cảm biến bên trong nó sẽ đo cường độ điện trường tại khu vực mà nó đi qua, sau đó sẽ mã hóa và phát các tín hiệu này đến hai thiết bị thu đặt sau khung thành. Hai thiết bị thu này sẽ gửi các tín hiệu về máy tính trung tâm, các máy tính này sẽ tính toán và xác định bóng đã lăn qua vạch cầu môn hay chưa. Nếu bóng đã vượt qua vạch cầu môn, máy tính sẽ gửi thông báo “Goal” đến thiết bị đeo trên tay trọng tài thông qua thiết bị phát vô tuyến ngay lập tức để thông báo bàn thắng là hợp lệ, thời gian từ khi bóng qua vạch cầu môn đến khi trọng tài nhận bản tin “Goal” gần như tức thì là 0,5 giây. Nhờ đó các trọng tài sẽ hạn chế được các sai sót trong việc xác định bàn thắng đã qua vạch vôi hay chưa. Như trường hợp của Lampard tại World Cup 2010. Pha dứt điểm của "người không phổi" trúng xà ngang bật xuống đất phía sau vạch vôi của tuyển Đức rồi bật ngược trở ra. Do tình huống diễn ra quá nhanh, trọng tài đã không theo kịp nên không công nhận bàn thắng cho đội tuyển Anh dù đó là một bàn thắng hoàn toàn hợp lệ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận