Poster cổ động Cô Ba Sài Gòn, mỗi bức hình có dòng chữ: Phụ nữ: Độc lập - Tự lo - Hạnh phúc
Hình ảnh giơ cánh tay này theo văn hóa Tây phương hình như có ý nghĩa hoàn toàn khác (khá dung tục). Đoàn phim kiểm tra lại xem thế nào nhé. Nhất là khi mang phim ra giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Bạn đọc Tuan Doan
Nhân dịp ngày phụ nữ Việt Nam 20-10, và nhân dịp Cô Ba Sài Gòn sẽ được World Premiere (ra mắt thế giới lần đầu) tại liên hoan phim quốc tế Busan, ê kíp sản xuất phim Cô Ba Sài Gòn đã tung ra poster cổ động cho nữ quyền.
Tuy nhiên sự thiếu tinh ý của người thiết kế ý tưởng đã làm cho poster không còn mang ý nghĩa gốc về sự tài giỏi của phụ nữ nữa...
Poster của Cô Ba Sài Gòn với hình ảnh các nữ diễn viên gồng tay lên, và đặt tay lên bắp tay lấy ý từ bức tranh cổ động nổi tiếng "We Can Do It" (Chúng ta có thể làm được) của Mỹ cho phong trào nữ quyền.
Bức tranh đó đã được rất nhiều người nổi tiếng sử dụng lại như cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hay cựu thổng thống Mỹ Barack Obama.
Nên việc sử dụng lại ý tưởng của Cô Ba Sài Gòn không có gì đáng nói nếu nó ý nghĩa và hợp pháp.
Giống như bộ phim truyền hình đình đám Stranger Things làm lại một loạt poster dựa theo các tác phẩm kinh điển.
Miễn là nó truyền đi được thông điệp cần thiết với thiết kế đẹp mắt là hoàn toàn có thể chấp nhận.
Tuy nhiên, trong bức tranh cổ động gốc là hình các cô gái đang xắn tay áo để thể hiện mình hoàn toàn có thể làm mọi việc như đàn ông.
Còn trong poster của Cô Ba Sài Gòn, lại là hình ảnh đặt bàn tay lên bắp tay còn lại.
Xắn tay khác với đặt lên bắp tay
Không biết đạo diễn những bức ảnh này có trùng hợp với về ý tưởng không, chứ thực ra nó y chang poster thời chiến của nước Mỹ với khẩu hiệu “We Can Do It”. Không khéo liên quan đến bản quyền là rắc rối lắm đó, vì đây là bộ phim sắp đi tham dự Liên hoan phim quốc tế.
Bạn đọc Việt Dũng
Đây là một hình ảnh khá phản cảm, nó là hành vi sỉ nhục người khác trong văn hoá phương Tây. Một biểu hiện của việc khiêu chiến.
Nếu đã dùng poster phương Tây để làm theo thì không thể lờ đi văn hoá phương Tây để phản biện được.
Làm sao có thể nói về nữ quyền nếu như ý nghĩa của nó không còn được như tác phẩm gốc?
Có thể nhiều người không để ý, hoặc cho qua, nhưng nếu như bộ phim còn mang ra nước ngoài, còn chinh chiến ở nhiều nơi thì có lẽ ý tưởng này nên làm lại.
Khó có thể tìm lý do theo chủ quan nhân danh những góc nhìn khác để bao biện được chuyện này.
Vì đập vào mắt người khác cái gì, thì họ sẽ nghĩ ra cái đó chứ khó mà luồn lái suy nghĩ theo hướng khác, hướng chủ quan của người thực hiện được.
Hy vọng ê-kíp sản xuất Cô Ba Sài Gòn cầu thị, kịp nhận ra sai sót và làm lại.
Nếu coi chỉ là tiểu tiết mà bỏ qua, thì điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy làm nghề về sự chỉn chu, chuyên nghiệp.
Không thể vì quá yêu thương bộ phim, yêu thương đứa con của mình mà bao che cho nó và chấp nhận sai sót không đáng có như vậy.
Đây quả thực là bộ phim đáng mong đợi nhất năm nay của điện ảnh Việt.
Từ sau Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Ngô Thanh Vân chắc chắn đã có rất nhiều kinh nghiệm khi đứng chân sản xuất.
Hơn nữa, tham vọng của nữ diễn viên xinh đẹp này không hề nhỏ, bằng chứng là cuối tháng 12, cô sẽ xuất hiện trong tác phẩm điện ảnh đình đám Star Wars: The Last Jedi trong một vai diễn không nhỏ.
Và hy vọng, những sai sót không đáng có này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bộ phim Cô Ba Sài Gòn sẽ công chiếu lần đầu tiên tại liên hoan phim quốc tế Busan danh tiếng.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả - một người từng sống và học ở phương Tây.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận