Trong thế giới tiếp thị hiện đại, nghề planner ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức.
Planner là gì?
là nghề gì? Vị trí này được gọi là "người lập kế hoạch" và có vai trò quan trọng trong việc sắp xếp và thiết kế kế hoạch cho các dự án, quảng cáo hoặc các vấn đề liên quan đến công việc của mình.
Trong lĩnh vực marketing, vai trò này đòi hỏi sự tập trung nhân lực cao nhất vì kế hoạch phải được thiết kế một cách rõ ràng, chi tiết và khả thi.
Cụ thể, planner có nhiệm vụ định hướng và kết nối các hoạt động cần thực hiện để đảm bảo dự án được vận hành trơn tru, tiếp cận đến người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn, giảm khoảng cách giữa .
Với vai trò này, họ đóng góp một phần to lớn vào việc làm cho các chiến dịch truyền thông trở nên hiệu quả và đạt được thành công.
Những tố chất cần có của một planner chuyên nghiệp
Khả năng phân tích thông tin
Để hiện thực hóa một dự án thành công, một planner cần thực hiện một công việc quan trọng là thu thập thông tin một cách chính xác và có chọn lọc.
Điều này đảm bảo rằng chiến lược được xây dựng dựa trên thực tế và thích ứng với các yếu tố quan trọng như sự phân loại khách hàng, xu hướng thị trường chung và hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Planner cần có kỹ năng phân tích thông tin (Nguồn: Internet)
Nhận định, đánh giá và thấu cảm
Sau khi thu thập thông tin, một planner cần phải đưa ra nhận định và đánh giá tình hình hiện tại. Sự đánh giá này dựa trên kiến thức cá nhân và quyết định tính logic, tạo nền tảng vững chắc để đưa ra khuyến cáo trong dự án và đảm bảo sự sáng tạo không lệch khỏi bức tranh tổng quan.
Đồng thời, planner cũng cần nắm bắt suy nghĩ và trải nghiệm thông qua tìm hiểu tâm lý của người tiêu dùng.
Planner cần biết thấu cảm (Nguồn: Internet)
Khả năng sáng tạo
Các công ty đều có thể thu thập được cùng một dữ liệu thông qua các chiến dịch nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở cách planner sử dụng dữ liệu đó. Sức sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những bước tiến đột phá trong chiến lược marketing.
Một planner hàng đầu không chỉ thu thập thông tin về khách hàng, mà còn biến chúng thành một câu chuyện thú vị và truyền cảm hứng, mang lại giá trị thực và ý nghĩa đối với người tiêu dùng.
Planner cần có lập trường và kỹ năng thuyết phục
Khi xây dựng chiến lược, planner không phải lúc nào cũng nhận được sự ủng hộ từ các thành viên trong .
Ý tưởng có thể không được hiểu đúng và bên kế toán có thể hoài nghi về chi phí. Những trở ngại này có thể làm dao động ý định ban đầu của planner.
Vì vậy, có lập trường vững chắc là yếu tố quan trọng của một planner tài ba.
Ngoài ra, kỹ năng cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Một chiến dịch quảng cáo có thể thành công nếu những người thực hiện có khả năng hiểu rõ mục tiêu ý nghĩa mà công ty hướng tới.
Nên bắt đầu công việc planner với vị trí nào?
Trước khi trở thành một planner chuyên nghiệp, ngoài việc cần nắm rõ được các kiến thức liên quan đến "planner là gì", bạn còn cần chọn cho bản thân một điểm xuất phát. Một số vị trí phổ biến cho những người mới bắt đầu với công việc -lanner có thể kể đến như:
- : Với vai trò quan trọng là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, công việc Account Executive yêu cầu bạn có khả năng phân tích và hiểu rõ nhu cầu thực sự của khách hàng, từ đó điều chỉnh kế hoạch phù hợp.
- : Với tính sáng tạo cao, công việc copywriting yêu cầu bạn có khả năng thuyết phục thông qua việc sử dụng từ ngữ và hiểu biết về tâm lý khách hàng, đồng thời có kiến thức về quảng cáo.
- - Nghiên cứu thị trường: Nhiều planner được tuyển dụng từ các công ty chuyên nghiên cứu thị trường vì vị trí này có nhiệm vụ tương đồng với công việc của một planner.
(Còn tiếp)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận