trên dãy Himalaya ở Nepal - Ảnh do nhân vật cung cấp
Bỏ rác đúng chỗ chưa đủ để bảo vệ môi trường
"Khi bạn mua hai ly trà sữa, bạn xả ra bao nhiêu nylon? Hãy uống tại chỗ, đừng mang đi. Hãy thương con cháu tương lai của bạn, đừng bắt chúng sống trong rác và tìm cách giải quyết vấn đề do thế hệ trước gây ra".
Đó là một trong nhiều status mà Giang đã viết trên Facebook liên quan đến rác. Mục đích của anh là chỉ cần một người có thể tác động đến một người, thay đổi suy nghĩ, thói quen hướng đến bảo vệ môi trường đã là tốt rồi.
"Cứ thử ba ngày không đổ rác xem, thử đem túi, chai nhựa… bạn uống ngoài đường về nhà trong một tuần xem. Nhân lên 365 ngày chắc chắn thành bãi rác. Đừng nghĩ một người thôi thì chẳng hạn chế được bao nhiêu", Giang bảo.
Anh cũng cho rằng phần đông mọi người vẫn nghĩ rằng bỏ rác đúng chỗ, không vứt rác bừa bãi thôi là đủ bảo vệ môi trường. "Như vậy chỉ khuất mắt thôi. Trên thế giới có những nơi rác theo dòng biển tập kết thành cả một hòn đảo. Tôm cá ăn rác, sau đó lại chính con người ăn nguồn tôm cá đó", anh nói.
Cách đây không lâu, Giang cũng quyết định đóng quán trà sữa đã kinh doanh ổn định vài năm, vì cảm thấy mâu thuẫn khi hay đi nói về môi trường mà lại kinh doanh một cửa hàng dùng nhiều đồ nhựa.
Khi mở quán, anh dự định cố gắng để các bạn trẻ thay đổi, thuyết phục họ mang ly tới mua để được giảm giá, khuyến khích uống tại chỗ… nhưng kết quả không khả quan, khi người người chuộng ly trà sữa bằng nhựa trang trí bắt mắt, kèm túi nhựa trong suốt, xách đi tiện lợi.
Thói quen sống xanh
Giang chọn một quán cà phê mà anh vẫn thường ghé cho cuộc nói chuyện về thói quen sống xanh - một quán cà phê trang trí đơn giản nhưng hiện đại, cho khách dùng ống hút bằng inox. "Bán cho khách mang đi dùng ly nhựa thì có thể hiểu được, nhưng rất nhiều quán cho khách uống tại chỗ cũng dùng ly nhựa, nhất là các quán trà sữa", anh nói.
Giang tự nhận mình không quá tỉ mỉ, nhưng riêng đối với việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần, anh lại là người có nhiều thói quen có vẻ lắt nhắt: mang theo chai nước riêng, mang cà mên đi mua cơm…
Nguyên tắc trên đường đi du lịch của anh là không xả rác - Ảnh do nhân vật cung cấp
"Việc hạn chế dùng đồ nhựa nên xuất phát từ người tiêu dùng. Nói không với những nơi dùng nhiều đồ nhựa cũng là một cách. Ví dụ như việc mang cà mên mua cơm, ngoài bảo vệ môi trường còn tốt cho sức khỏe. Đựng đồ nóng trong hộp xốp, túi nylon có thể bị nhiễm độc tố", Giang chia sẻ.
Hoàng Lê Giang trên đỉnh Kilimanjaro - đỉnh núi cao nhất châu Phi - Ảnh do nhân vật cung cấp
Anh cũng tuân thủ nguyên tắc không xả rác trong những chuyến trek kéo dài hàng tuần. "Tôi không mang nhiều đồ. Những thứ phải bỏ lại thì chọn loại có thể phân hủy được. Bao nylon cần thiết mang theo thì sẽ vo nhỏ lại mang về, cũng không nặng thêm bao nhiêu".
Nói về chuyện nhiều người lấy lý do Việt Nam còn nghèo, nhiều người lo mưu sinh kiếm sống không để tâm đến chuyện môi trường, Giang phản đối. Theo anh, ý thức về sử dụng túi nylon bảo vệ môi trường không phụ thuộc vào chuyện giàu hay nghèo.
Anh đã học vài năm ở Thụy Điển, đi qua hơn 40 quốc gia. "Cách đây 10 năm, các siêu thị ở Thụy Điển đã đánh thuế sử dụng túi nylon. Khách muốn dùng túi thì phải trả thêm tiền chứ đâu miễn phí tràn lan như ở Việt Nam. Nhưng ở một nước nghèo như Nepal, cách đây 5-6 năm họ cũng đã bị hạn chế sử dụng túi nylon", anh kể.
Hoàng Lê Giang (31 tuổi) - là người đã giành chiến thắng trong cuộc thi Fjallraven Polar - tuyển chọn thành viên đến Bắc Cực cách đây 3 năm. Câu chuyện chàng trai Việt Nam 28 tuổi với nghị lực đáng nể, 7 lần leo Himalaya và đi qua hơn 30 quốc gia dù mang căn bệnh suyễn đã nhận , trở thành người được bình chọn nhiều nhất trên mạng.
Sau hành trình Bắc Cực 300 km, Giang tiếp tục đam mê khám phá các vùng đất trên thế giới. Đến nay anh đã chinh phục đỉnh núi Kilimanjaro cao nhất châu Phi và , đi qua hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Anh dự định xuất bản sách ảnh về các chuyến đi của mình trong năm 2019.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận