14/03/2012 15:29 GMT+7

Phương Tây xem lại lệnh cấm vận với Myanmar

HẠNH NGUYÊN (Theo AFP, BBC)
HẠNH NGUYÊN (Theo AFP, BBC)

TTO - Đặc phái viên của LHQ tại Myanmar, Tomas Ojea Quintana, lên tiếng kêu gọi các quốc gia phương Tây xem xét lại lệnh cấm vận đối với Myanmar do nước này thời gian qua đã có những bước tiến mạnh mẽ trong cải cách chính trị.

Liên minh châu Âu và Mỹ trong thời gian qua đã giảm bớt các lệnh cấm vận đối với nước này sau khi nhận thấy có nhiều cải cách chính trị ở chính quyền hiện nay.

Mỹ đã cho phép Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và Quỹ Tiền tệ quốc tế được hỗ trợ kỹ thuật và làm công tác đánh giá ở Myanmar. Châu Âu cũng gỡ bỏ lệnh cấm đi lại với các lãnh đạo Myanmar tại khu vực.

Trong khi đó, Giám đốc phụ trách phát triển của LHQ Helen Clark cho biết xây dựng bộ máy các cơ quan chính quyền và đối phó với các vấn đề như tham nhũng là điều vô cùng hệ trọng trong quá trình phát triển của Myanmar.

iZbvLtVG.jpgPhóng to

Chính phủ Myanmar đang có những thay đổi lớn trong chính sách điều hành và phát triển đất nước nhằm thu hút đầu tư và du khách - Ảnh chụp tại Trường dạy nấu ăn Shwe Sa Bwe ở Yangon - Ảnh: AFP

Bà Clark, phụ trách chương trình phát triển của LHQ (UNDP), nhận định Myanmar đang có những diễn biến thay đổi đáng khích lệ. Việc xây dựng được một chính phủ trong sạch, với chính sách quản trị tốt sẽ là nền tảng chính để xây dựng quốc gia thành công.

Bà Clark nói: "UNDP mong muốn thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển tại Myanmar một cách đầy đủ, hi vọng những gì đang xảy ra, và ảnh hưởng của nó tới cộng đồng quốc tế sẽ giúp hiện thực hóa kế hoạch này".

UNDP sẽ hỗ trợ Myanmar phục hồi sau khủng hoảng, xây dựng nền hòa bình và hòa hợp cộng đồng.

Dù Chính phủ Myanmar đang thực hiện nhiều động thái mang tính hòa giải với nhiều sắc tộc, tòa án tại Myanmar ngày 13-3 đã kết án 20 năm tù đối với một thủ lĩnh nhóm sắc tộc thiểu số Karen, Nyein Maung, vì tội phản quốc. Động thái này bị coi là làm xấu đi các nỗ lực hòa bình ở nước này.

Tháng 1-2012, nhóm KNU đã ký một hiệp ước với chính phủ mới, làm gia tăng hi vọng chấm dứt xung đột tại Myanmar. Tuy nhiên KNU đã cảnh báo hiệp ước này "dễ đổ vỡ", cho rằng việc giam giữ Nyein Maung là một vấn đề bất đồng chính.

HẠNH NGUYÊN (Theo AFP, BBC)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp