Người dân thu gom cả thau bọ đậu đen - Ảnh: T.NGUYÊN |
“Chúng tôi tập trung toàn bộ hóa chất diệt các loài côn trùng bằng cách trộn, pha lẫn các loại hóa chất với nhau nhưng vẫn không hiệu quả. Lúc phun thuốc bọ đậu đen bị tê liệt thần kinh trong vòng 6 giờ, sau đó tỉnh lại bình thường” - ông Khánh nói.
Bọ đậu đen thường trú ẩn ở vườn cây bời lời, cao su... nơi ẩm ướt và nhiều tạp chất vào mùa mưa, chúng kéo thành từng đàn và hoạt động mạnh tầm từ 7g-8g tối.
Năm 2012, Sở Y tế Kon Tum đã phối hợp với Viện Sốt rét ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn nghiên cứu tìm cách phòng chống bọ đậu đen song đến nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị.
Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp nào bị bọ đậu đen cắn, đốt hoặc gây bệnh cho người song do tập trung với mật độ lớn, có mùi hôi nên ảnh hưởng, xáo trộn cuộc sống của người dân. Để hạn chế bọ đậu đen, người dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum tiêu diệt bằng cách thu gom, đốt, chôn lấp...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận