Học sinh đến trường được vào nhà ăn đầu tiên, được các cô đón bằng những nụ cười, những cái đập tay thay vì phải lên lớp, truy bài đầu giờ. Những điều ấy đều bắt nguồn từ sự yêu thương của mỗi em học sinh, đến trường như được đến ngôi nhà thứ hai.

Phục vụ vì yêu thương - Ảnh 1.

Chương trình 20-11 tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Quốc tế Học viện Anh quốc UK Academy

Cô Nguyễn Thị Tươi - giáo viên tiểu học trường UKA Bình Thạnh - một thành viên của hệ thống giáo dục Nguyễn Hoàng, là hình ảnh rõ nét cho sự giảng dạy và phục vụ trong yêu thương của những giáo viên ở ngôi trường này. Vừa qua, cô Tươi là một trong số các giáo viên được Tập đoàn Nguyễn Hoàng vinh danh và trao tặng giải thưởng Trái tim vàng - biểu tượng cho sự gắn bó của thầy cô với nghề giáo, tượng trưng cho niềm cảm hứng giảng dạy và sự tận tụy, khiêm nhường phục vụ sự nghiệp giáo dục.

Phục vụ vì yêu thương - Ảnh 2.

Cô Nguyễn Thị Tươi, giáo viên Tiểu học, thuộc hệ thống UK Academy, cơ sở Bình Thạnh

Một ngày đi học của học sinh Trường UK Academy - Video QUANG ĐỊNH - MAI HUYỀN

Phục vụ vì yêu thương - Ảnh 4.

Năm học vừa rồi, lớp cô chủ nhiệm có một học sinh bị ngọng rất nặng, giờ chơi em chỉ ngồi một mình vì khi nói các bạn không hiểu. Em có khả năng ghi nhớ ngắn hạn, âm, vần vừa mới học nhưng khi được hỏi lại như chưa biết gì. Vận động của em kém nên mỗi lần cầm bút viết là tay rất mau mỏi.

"Mặc dù vậy nhưng chưa khi nào tôi thấy em nản lòng, em rất có cố gắng và chăm chỉ. Nhìn em nắn nót, cong người viết từng con chữ, đánh vần từng tiếng, tôi không thôi nghĩ về em. Tìm gặp và trao đổi với phụ huynh, tôi hiểu hơn về hoàn cảnh của gia đình em. 3 tuổi, em vẫn chưa biết nói. Mẹ đã cho em đi gặp rất nhiều chuyên gia và các bác sĩ ngữ âm để can thiệp. Cũng vì vậy mà mẹ đã bỏ hết sự nghiệp của mình, chỉ ở nhà chăm em và theo em đi đến trường mầm non, quan sát em, đọc sách nghiên cứu, theo học các lớp về ngữ âm và trở thành một bác sĩ ngữ âm", cô Tươi nhớ lại học trò mình một năm trước.

Sau đó, cô Tươi tìm tòi và lên một kế hoạch dạy em mỗi ngày sau giờ làm 30 phút. Cô phát hiện ra em rất thích chơi, thông qua các trò chơi em tương tác rất tốt và nhớ bài kỹ hơn.

"Thế là tôi biến tất cả các bài dạy thành các trò chơi. Mỗi ngày em ở lại chơi cùng tôi 30 phút. Em rất thích. Những người bạn trong lớp thấy em chơi vui nên cũng xin tôi ở lại chơi cùng. Thế là lớp học sau giờ của tôi đông lên. Em lại có thêm những người bạn mới. Cứ như thế tôi cùng em đi qua một năm học. Thật hạnh phúc biết bao đến cuối năm học em có thể hoàn thành chương trình lớp 1, có thể đọc và viết ở mức cơ bản".

Dạo một vòng quanh các lớp 1, hình ảnh bắt gặp nhiều nhất là cô ngồi giữa đám học trò chậm tiến vây quanh. Cô hết chỉ cho em này đánh vần lại bày cho em khác viết chữ. Ngày nào cũng thế, cô trò chẳng rời nhau.

"Giáo viên chúng tôi cứ nói vui rằng "ôm" học trò thế mà trò chẳng tiến bộ là bao. Nhưng nếu không dạy kiểu thế thì chẳng biết bao giờ những đứa trẻ này mới biết đọc, biết viết. Và niềm vui lại vỡ òa khi một em học sinh cá biệt nào đó đã biết đọc, biết viết như bao bạn bè khác.

Phục vụ vì yêu thương - Ảnh 7.

Mỗi bậc thang tại trường được vẽ và ghi những câu nói vui vẻ

Tình yêu nghề ấy mỗi ngày lại được viết dài thêm nhờ câu chuyện của mỗi học trò. Cô Tươi nói, khi mình được giúp đỡ và em đó có một vài sự thay đổi, tuy không phải là kiến thức gì quá lớn lao mà chỉ đơn giản là hành vi, sự giao tiếp của các em được cởi mở hơn, hòa nhập hơn. Thì lúc đó tôi cảm thấy mình đã góp sức, tác động vào em đó, vào cuộc đời của em.

Cô Nguyễn Thị Thủy - Trợ lý chuyên môn khối tiểu học trường UKA cho rằng không có tình yêu thương thật sự thì chẳng bao giờ có thể dạy được như thế.

"Việc gì cũng đến tay cô, buổi sáng cô thường phải đến sớm hơn các đồng nghiệp khác 15 phút mỗi ngày để phụ huynh có thể gặp trao đổi về tình hình sức khỏe của con: con sốt, con ho, con dị ứng, con không muốn đến trường…

Thậm chí chuyện học sinh đi vệ sinh ngay trong lớp học cũng là chuyện thường với những đứa trẻ đầu cấp. Những lúc như thế, cô giáo vừa xắn áo dài vừa giúp lau chùi người cho các em, vừa giúp dọn dẹp phòng học thật nhanh để ổn định lớp học. Những công việc này chẳng nằm trong giáo án hay bất cứ văn bản yêu cầu nào cả. Tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu thương mà phục vụ", Cô Thủy kể.

Phục vụ vì yêu thương - Ảnh 10.

Sứ vụ yêu thương không phải chỉ có những người lớn thực hiện với con trẻ mà học sinh cũng được thể hiện tình yêu thương và học cách yêu thương với những thầy cô, bảo mẫu, anh chị, bạn bè của mình thông qua nhiều hoạt động ý nghĩa, bổ ích.

Thầy Nguyễn Văn Thanh - Hiệu trưởng Trường UKA Bình Thạnh, cho biết đối với những giờ thuộc về năng khiếu như giờ tiếng Anh, nhạc, họa, thể dục… là các con chủ động đến các phòng học, giáo viên chỉ cần ngồi… chờ các con. Điều này rèn cho học sinh tinh thần chủ động, chuẩn bị bài vở, đồ dùng học tập của mình. 

Mỗi khi đến tiết học, các con phải biết chuẩn bị những gì cần mang theo, biết được phòng học và giáo viên dạy mình. Ngoài ra còn giúp rèn luyện tính kỷ luật, tự lập, đúng giờ. Thường thì mỗi giờ học cách nhau 3 phút, các con phải di chuyển đến lớp đúng giờ.

Phục vụ vì yêu thương - Ảnh 12.

Môi trường "trò tìm thầy" này cũng bắt nguồn từ triết lý yêu thương. Trò yêu thương thầy mới đến tìm thầy để học, nếu thực sự các em muốn học, các em sẽ đến phòng đó để học, còn như các em có vấn đề nào đó, các em có thể tìm gặp cô tâm lý, thầy giám thị, cô bảo mẫu… những người mà các em yêu thương và hiểu em. Và những người này sẽ có trách nhiệm và yêu thương để chuẩn bị tinh thần cho các em sẵn sàng quay lại lớp học đó.

Ngoài ra, các thầy cô luôn cố gắng tìm kiếm, sáng tạo ra những phương pháp, hình thức giảng dạy lôi cuốn, truyền cảm hứng và giúp học trò yêu thích. Có nhiều kiểu khích lệ các con như về nhà các con cùng đọc sách với ba mẹ thì hôm sau các con sẽ được tặng một sticker, những sticker ấy sẽ được quy đổi thành quà.

Đặc biệt, trường tạo một không gian học tập thoải mái, gần gũi với thiên nhiên bởi nhiều khu vườn. Học sinh đến trường sẽ không phải vội vã lên lớp học mà sẽ đến nhà ăn trước tiên. Các con sẽ được cô giáo, bảo mẫu chào đón bằng những nụ cười thật tươi, rồi cầm ba lô dắt con vào nhà ăn, hỏi con ăn gì, nhắc nhở chào ba chào mẹ…

Điều này làm cho học sinh mỗi ngày đến trường như được về nhà, các con bước vào bếp trước tiên, được trò chuyện cùng các bạn trước khi bước vào một ngày dài học tập.

Phục vụ vì yêu thương - Ảnh 13.

Tranh của học sinh vẽ trong các tiết học

Tuy vậy, để tạo ra một môi trường giáo dục yêu thương trọn vẹn, chỉ có nhà trường và học sinh thôi chưa đủ mà còn có sự tương tác, hỗ trợ từ phụ huynh.

Chị Lê Thị Thanh Thư  (quận 9), có hai con học tại trường UKA cho biết từ chỗ hiểu con mình có những đặc điểm, những khó khăn nào, lần đầu tiên vào trường chị đã xin gặp hết ban giáo hiệu, cô giáo, bảo mẫu. "Bởi vì tôi hiểu, để hỗ trợ tốt cho con ở nhiều khía cạnh thì cô giáo chủ nhiệm thôi là chưa đủ.

Thời gian đầu khi vào học, con gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm quen, kết bạn mặc dù cháu rất thích nhưng lại hạn chế trong diễn đạt. Cô Tươi nghe vậy đã yêu cầu tôi ghi ra những điểm cần lưu ý cho con. Thường các cô giáo rất bận nên khi các cô nghe được thì hỗ trợ một phần nào thôi nhưng với cô Tươi, cô bảo mẹ cần gì và bé cần gì mẹ cứ viết hết ra, cô sẽ đọc kỹ và nghiên cứu xem thế nào.

Tôi thấy các thầy cô ở trường tương tác và quan tâm con vô cùng, luôn tạo điều kiện cho con học tập và phát triển. Điều này làm bất cứ một phụ huynh nào cũng yên tâm gửi gắm con mình đến trường, ngày nào con đến trường cũng chắc chắn là một ngày vui", chị Thanh Thư chia sẻ.

Phục vụ vì yêu thương - Ảnh 15.

Cô Phương Vinh hướng dẫn học sinh trong tiết học vẽ


Phục vụ vì yêu thương - Ảnh 16.


MINH TRÂM
QUANG ĐỊNH
QUANG ĐỊNH - MAI HUYỀN
ANH TUẤN



Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp